Thừa 70.000 giáo viên, Bộ GD&ĐT nói gì?

Bộ GD&ĐT đã chủ động có những biện pháp để hạn chế tăng quy mô đào tạo sư phạm.

Thừa 70.000 giáo viên, Bộ GD&ĐT nói gì? - 1

Đến năm 2020, Việt Nam thừa khoảng 70.000 giáo viên (Ảnh minh họa)

Như Tiền Phong đã đưa tin, trong một hội nghị về đào tạo nhân lực ngành sư phạm, Hiệu trưởng trường ĐH Thủ Đô nói rằng, đến năm 2020, Việt Nam thừa khoảng 70.000 giáo viên (GV). Ngày 28/5, ông Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT, trao đổi chính thức về vấn đề này.

Ông Vũ cho biết: Chỉ tiêu đào tạo GV mầm non, phổ thông năm 2016 hệ chính quy của các trường ĐH, CĐ cả nước đã thông báo là 49.562 chỉ tiêu, trong đó ĐH là 26.885 chỉ tiêu, CĐ là 22.677 chỉ tiêu. Nếu tính cả chỉ tiêu đào tạo trung cấp sư phạm chính quy khoảng 15.760 chỉ tiêu thì tổng chỉ tiêu chính quy năm 2016 là 65.322.

Theo Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” của Chính phủ, bình quân mỗi năm đào tạo mới để thay thế, bổ sung khoảng 38.000 GV phổ thông (trong đó số GV phổ thông đến tuổi về hưu bình quân hàng năm khoảng 27.000 GV), khoảng 17.500/năm GV mầm non.

Bộ GD&ĐT đã có giải pháp gì trước thực trạng này?

Việc đào tạo sư phạm hiện đang bộc lộ bất cập về số lượng đào tạo vượt quá nhu cầu sử dụng. Trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã chủ động có những biện pháp để hạn chế tăng quy mô đào tạo sư phạm.

Đối với các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT quản lý: Thực hiện lộ trình giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo GV, từ năm học 2012-2013  tối thiểu 10%; ưu tiên cho đào tạo mới GV mầm non; Tạm dừng xem xét hồ sơ mở ngành đào tạo sư phạm ở các trình độ ĐH, CĐ và dừng việc thực hiện đào tạo GV hệ đào tạo từ xa; Tạm dừng việc cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm GV trung học cho các cử nhân ở các ngành đào tạo khác có nhu cầu trở thành GV.

Rõ ràng đầu ra đang thừa nhưng chỉ tiêu đào tạo của các trường sư phạm Bộ vẫn duyệt. Tại sao, thưa ông?

Đúng là hiện nay có tình trạng đào tạo GV đã vượt quá nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thừa thiếu cục bộ; thừa GV ở những vùng thành thị nhưng vẫn còn thiếu GV ở một số vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn; thiếu cục bộ GV ở những môn học đặc thù, lĩnh vực giáo dục mới được đưa vào nhà trường hoặc những môn học/lĩnh vực giáo dục sẽ được dạy học tăng cường theo lộ trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục …

Hiện nay Bộ GD&ĐT không còn cấp hay phê duyệt chỉ tiêu cho các trường mà việc xác định và đăng ký chỉ tiêu đào tạo của các trường là hoàn toàn dựa trên quyền tự chủ của các trường được quy định tại Thông tư 57/2011 và TT 32/2015 sửa đổi. Bộ chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra việc xác định chỉ tiêu có phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng chứ không có quyền can thiệp vào quyền tự chủ xác định chỉ tiêu, kể cả chỉ tiêu sư phạm. 

Mặt khác, hiện nay Bộ GD&ĐT chỉ chủ quản của 10 trường đào tạo có đào tạo sư phạm (bằng khoảng 10% cơ sở đào tạo sư phạm), các trường còn lại là các Trường do địa phương và các trường do các Bộ khác quản lý nên việc khống chế chỉ tiêu sư phạm bằng biện pháp hành chính là rất khó khăn…

Cảm ơn ông!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Ban ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN