Đến năm 2020, Việt Nam thừa trên 70.000 giáo viên

Đến năm 2020, Việt Nam thừa khoảng 41.000 giáo viên tiểu học, 12.200 giáo viên đối với THCS và 16.900 giáo viên đối với THPT.

Tại hội thảo Đào tạo giáo viên trong trường đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục được tổ chức sáng 17/5 do ĐH Thủ đô tổ chức, PGS.TS Bùi Văn Quân, hiệu trưởng ĐH Thủ đô (tiền thân là trường CĐ sư phạm Hà Nội, cho biết đến năm 2020, Việt Nam thừa khoảng 41.000 giáo viên tiểu học, 12.200 giáo viên đối với THCS và 16.900 giáo viên đối với THPT.

Khủng hoảng thừa

Theo PGS. TS Bùi Văn Quân, tính đến năm 2018, số sinh viên sư phạm (SP) ra trường mỗi năm (theo loại hình giáo viên (GV) thì tiểu học là 19.200 GV; THCS là 18.700 GV và THPT là 23.030 GV.

“Cho dù tăng số HS/GV bình quân lên tương đương các nước công nghiệp phát triển, thì tại thời điểm năm 2020 hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số GV mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 41.000 GV đối với tiểu học, 12.200 GV đối với THCS và 16.900 GV đối với THPT” – ông Quân cho biết. 

Trong khi đó, hiện nay, cả nước có 108 cơ sở GV mầm non và GV phổ thông, bao gồm: 9 trường ĐHSP; 1 trường ĐH giáo dục; 31 khoa, ngành SP trong các trường  ĐH đa ngành; 35 trường CĐ SP; 19 khoa, ngành SP trong các trường CĐ đa ngành; 3 TC SP và 10 trường TCCN. 

Cũng theo ông Quân, trừ tỉnh Đắk-Nông, trên địa bàn mỗi tỉnh/thành phố hiện nay có ít nhất 1 cơ sở đào tạo GV. Vùng miền núi và trung du phía Bắc có 19 cơ sở; đồng bằng Sông Hồng có 26 cơ sở; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có 23 cơ sở; Tây Nguyên 8 cơ sở; Đông Nam Bộ có 18 cơ sở ; đồng bằng Sông Cửu Long có 14 cơ sở

Thiếu về chất lượng

Dự báo của ĐH Thủ đô thời gian tới Việt Nam sẽ thừa khoảng trên 70.000 giáo viên các cấp. Nhưng chất lượng GV như thế nào đang là câu hỏi được dư luận quan tâm. Ông Bùi Văn Quân cho rằng hệ thống đào tạo GV bộc lộ những hạn chế cơ bản: Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu phát triển GV;  

Mạng lưới cơ sở đào tạo GV phát triển trong tình trạng thiếu ổn định do nhiều trường CĐ SP yếu cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên được nâng cấp lên ĐH, hoặc đổi tên để mở rộng tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH các ngành SP và ngoài SP. Công cụ và cơ chế kiểm soát chất lượng đào tạo SP còn nhiều bất cập. 

“Cho dù tăng số HS/GV bình quân lên tương đương các nước công nghiệp phát triển, thì tại thời điểm năm 2020 hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số GV mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 41.000 GV đối với tiểu học, 12.200 GV đối với THCS và 16.900 GV đối với THPT”

Ông Quân cho biết

Cũng liên quan đến chất lượng đào tạo GV, ThS. Trần Thị Huệ, ĐH Thủ đô Hà Nội và ThS. Ariel Cegla, Trung tâm Đào tạo Quốc tế A. Ofri, Israel đưa ra thực tế, tại  Israel, sinh viên SP được thực tế tối thiểu 9 tín chỉ trong tổng số 90-96 tín chỉ. Trong khi đó tại ĐH SP Thái Nguyên sinh viên được kiến tập, thực tập là 5/135 tín chỉ (3.7%), ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên chỉ có thực tập, không có kiến tập trong 6 tuần, 3/131 tín chỉ (2.3%).

Để nâng cao chất lượng GV trong thời gian tới, PGS. TS. Nguyễn Mạnh An, trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) thì  cho rằng, hiện tại cần có cơ chế, chính sách để thu hút được đông đảo các học sinh giỏi vào học các ngành SP tại các trường đại học địa phương. 

Theo PGS. An, thực tế, đầu vào của thí sinh  trúng tuyển vào học tập tại các trường đại học địa phương tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra, trong đó có đội ngũ GV.

ThS. Trần Thị Huệ kiến nghị cần tăng thời gian thực tập SP. Phân bổ thời gian thực tập SP tại các trường phổ thông đều trong suốt quá trình học tập tại các trường SP. Đồng tình với quan điểm sinh viên SP phải được thực tế, thực tập nhiều hơn, PGS.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Ban ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN