Thử nghiệm thành công thiết bị phát hiện gian lận thi cử khiến nhiều teen phải giơ bảng "Ét Ô Ét"

Sự kiện: Giáo dục

Mới đây, một nhóm sinh viên Đại học Bách khoa (Hà Nội) đã cho ra đời thiết bị phát hiện gian lận thi cử, và đã thành công ngay trong lần thử nghiệm đầu tiên khiến nhiều teen đồng loạt phát tín hiệu "ét o ét". 

Tại nhiều hội nhóm của học sinh - sinh viên, hình ảnh về thiết bị phát hiện gian lận thi cử đã nhận được lượng tương tác "khủng". Cụ thể, trong khi các học sinh - sinh viên đang làm bài, một thiết bị như camera đã ghi lại chuyển động của từng bạn, đồng thời đưa ra cảnh báo về việc có gian lận (cheating) hay không.

Được biết, chủ nhân của dự án này là Hugging Team, gồm: Lê Đức Anh Tuấn, Trần Vương Quốc Đạt (sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Phùng Phương Nhung (sinh viên Học viện Tài chính, Hà Nội). Sản phẩm "Thiết bị chống gian lận thi cử" là một phần trong dự án tham dự cuộc thi về dữ liệu khoa học do trường ĐH Ngoại Thương tổ chức.

Lê Đức Anh Tuấn, thành viên của Hugging Team chia sẻ: “Mình và Đạt có chung đam mê về computer vision (thị giác máy tính) và muốn làm một dự án có tính thực tiễn cao có thể áp dụng vào đời thực vì trước giờ chúng mình chỉ làm những dự án nhỏ giống bài tập.”

Thiết bị phát hiện gian lận thi cử của Hugging Team áp dụng phương pháp phân tích hành vi của con người dựa trên nhận diện các khớp xương, thông qua FPS video (số khung hình xuất hiện trong một giây của phim) và tổng hợp để cho mô hình phân loại học được. Các mô hình cả nhóm áp dụng đều là các mô hình hiện đại nhất của công nghệ Deep Learning hiện tại. Các mô hình Hugging Team áp dụng đều là các mô hình tiên phong có hiệu quả cao trong lĩnh vực Detection (nhận diện vật thể) và Classification (phân loại) trong ngành AI hiện tại.

Kết quả thử nghiệm đầu tiên đã cho kết quả thành công. Ảnh: Trường Người Ta.

Kết quả thử nghiệm đầu tiên đã cho kết quả thành công. Ảnh: Trường Người Ta.

Lê Đức Anh Tuấn mong muốn có một dự án mang tính thực tiễn cao. Ảnh: NVCC.

Lê Đức Anh Tuấn mong muốn có một dự án mang tính thực tiễn cao. Ảnh: NVCC.

Cả nhóm cho biết, hiện tại dự án vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm để khắc phục, cải thiện sản phẩm tốt hơn. Về tính thực tế, thiết bị phát hiện gian lận thi cử vẫn có thể hoạt động tốt trong phạm vi 30 người, trong khi số lượng thí sinh của một phòng thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia là 24 thí sinh.

Buổi thử nghiệm tại Học viện Tài chính với sự tham gia của 30 tình nguyện viên. Ảnh: NVCC

Buổi thử nghiệm tại Học viện Tài chính với sự tham gia của 30 tình nguyện viên. Ảnh: NVCC

Một đoạn video ghi lại quá trình thử nghiệm thiết bị phát hiện gian lận thi cử. Nguồn: NVCC

Nguồn: [Link nguồn]

Học phí năm học mới của 63 tỉnh thành trên cả nước thế nào?

Năm học mới đã bắt đầu, nhiều địa phương đã thông báo miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trên địa bàn. Đối với các tỉnh còn lại, khung học phí năm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN