Những trò chơi giúp tăng cường khả năng tư duy của trẻ nhỏ

Sự kiện: Giáo dục

Ngoài những điều học được từ môi trường xung quanh thì thông qua những trò chơi tư duy cũng có thể giúp bé rèn luyện trí não một cách tốt nhất, đồng thời biết cách xử lý các tình huống một cách linh hoạt.

Xếp hình tháp và lâu đài

Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bé là phương pháp đơn giản nhất và giúp bé tự sáng tạo ra những lâu đài riêng biệt của mình. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay.

Ghép hình

Đối với các bé 2 – 3 tuổi bạn hãy dùng tối đa là 20 miếng ghép để bé ghép thành những hình thù ngộ nghĩnh theo khả năng quan sát của mình. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác, đồng thời kích thích kỹ năng quan sát và vận động cho bé. Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của bé được tự do phát triển.

Những trò chơi giúp tăng cường khả năng tư duy của trẻ nhỏ - 1

Tìm đồ vật cất giấu

Bạn hãy giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích như búp bê, xe hơi… nhưng cố tình để cho bé thấy bạn để chỗ nào. Sau đó hãy hỏi khéo bé những đồ bạn muốn và ngỏ ý muốn bé đi tìm giúp. Bé sẽ ngoan ngoãn và thích thú đi tìm cho bạn. Sau khi tìm xong, bạn hãy dành cho bé một lời khen để bé được khích lệ. Có thể tăng độ khó lên bằng cách cho bé tìm 2, 3 món đồ cùng một lúc. Trò chơi này không chỉ giúp bé tăng cường vận động mà còn tạo cho bé sự hứng khởi khi làm một việc gì đó.

Nhận biết màu sắc

Chọn những khối hình vuông, tròn, tam giác hoặc những quả bóng có màu sắc khác nhau, xếp chúng cạnh nhau. Sau đó nói bé đưa cho bạn những vật có màu sắc theo yêu cầu. Tương tự, bỏ tất cả các con vật, đồ vật vào một cái rổ, che kín rồi yêu cầu bé mở ra và tìm cho bạn những quả bóng màu xanh, quả cam màu vàng, chiếc xe màu đỏ, …

Bạn cũng có thể chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu. Trò chơi này giúp bé nhận biết được các màu sắc cơ bản xung quanh mình và giúp bé tự giải quyết vấn đề tốt hơn.

Trò chơi xếp gạch

Các trò chơi xếp gạch sẽ giúp bé rèn luyện năng lực nhận thức không gian, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề. Chỉ với những mảnh ghép tưởng chừng đơn giản, trò chơi xếp gạch đã được chính mình sẽ kích thích tư duy logic, sáng tạo, trí tưởng tượng của bé thông qua việc tạo ra những hình thù đa dạng từ các cách ghép khác nhau. Tính linh hoạt và kiên trì của trẻ nhỏ cũng được rèn luyện khi tập xếp những miếng ghép ăn khớp với nhau.

Những trò chơi giúp tăng cường khả năng tư duy của trẻ nhỏ - 2

Giải khối rubik - rèn luyện khả năng ghi nhớ

Rubik là một “khối nhựa nhiều màu” đã “đốn tim” hàng triệu trẻ em trên thế giới trong nhiều năm qua. Để giải được một khối rubik, trẻ cần ghi nhớ vị trí của các ô màu để di chuyển sao cho 6 mặt trở về đồng màu. Với trẻ nhỏ, việc lần đầu chơi rubik sẽ khiến trẻ khá lúng túng và gặp nhiều trở ngại. Do đó cha mẹ có thể giúp con giải quyết từ từ từng tầng một cho đến khi trẻ thuần thục. Hoặc nếu phụ huynh cũng không biết cách giải rubik thì trên mạng có sẵn rất nhiều video hướng dẫn chơi trò này. Việc cho trẻ chơi rubik giúp tăng khả năng tư duy logic và khả năng ghi nhớ cho trẻ để giải quyết vấn đề.

Những trò chơi giúp tăng cường khả năng tư duy của trẻ nhỏ - 3

Giải mê cung - kích thích khả năng suy luận

Giải mê cung là trò chơi được nhiều trẻ em trên thế giới yêu thích với hàng triệu phiên bản khác nhau. Ở trò chơi này, con trẻ cũng cần vận dụng tối đa khả năng ghi nhớ, suy luận, liên tưởng để tìm ra đường đi đúng. Các phụ huynh nên động viên, khích lệ để con tìm ra đáp án chứ không nên trợ giúp con quá nhiều.

Đối với từng lứa tuổi, nên cho các bé ghép hình với các mức độ phù hợp và tăng dần theo thời gian. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác, khả năng quan sát, trí tưởng tượng và học cách kiên trì để hoàn thành bức tranh.

Giải toán

Toán học được coi là môn học nền tảng, môn học quan trọng nhất đối với mọi đứa trẻ. Từ những bài học tính toán đơn giản cho đến những kỹ năng toán học được khái quát hóa đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy của trẻ nhỏ. Tuy nhiên không thể áp dụng Toán học như một môn học nghiêm như trong trường học đối với các bé mẫu giáo. Do vậy phụ huynh cần hướng dẫn và lấy những ví dụ sinh động, cụ thể.

Tại sao không nên khen trẻ thông minh?

Một nghiên cứu tâm lý học chứng minh rằng trẻ em được khen chăm chỉ, nỗ lực có cơ hội thành công nhiều hơn trẻ được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Anh (Thế Giới Trẻ)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN