Những kiểu quay bài "quái chiêu"

Để vượt qua những kỳ thi đầy khó khăn mà không phải vất vả ôn luyện, một số học sinh lười biếng đã tung ra nhiều “độc chiêu” để “tác nghiệp” trước giám thị. Cổ điển hay hiện đại… tất cả các chiêu “quay” bài đều tinh vi đến mức có thể qua mắt những vị giám thị khó tính. Thế nhưng những “chiêu” gian lận này, để lại hậu quả khôn lường trong học tập.

Với một chiếc máy tính nối mạng Internet, các em học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm những “mánh lới” gian lận trong thi cử từ cổ chí kim. Theo lời khuyên của nhiều lớp học sinh đã từng gian lận thi cử, muốn được điểm cao mà không phải học chỉ có một cách hữu hiệu là rèn luyện kĩ năng “quay” bài.

Cũng từ những kinh nghiệm truyền miệng, truyền tai trong giới học sinh, các em đã phân cấp các “chiêu” quay bài cho phù hợp với từng cấp học hay từng kỳ thi.

Công nghệ cổ điển cho học sinh phổ thông

Trên một diễn đàn ở Hà Nội, các em học sinh cấp 2, cấp 3 cho biết, cổ điển nhất nhưng cũng dễ bị phát hiện nhất là bê nguyên cả quyển sách to tướng vào lớp, giấu dưới ngăn bàn thỉnh thoảng thò tay vào ngăn lôi “phao cứu trợ” ra xem, rồi lại cất vào ngăn. Chiêu thức này được các em coi là “hạ sách” nhất vì kiểu gì cũng bị giáo viên phát hiện.

Hiện nay, quay bằng “phao” giấy thu nhỏ, “phao ruột mèo” là kiểu quay cóp đang được giới học sinh thịnh hành nhất bởi có thể “tác nghiệp” bằng nhiều cách, trong nhiều hoàn cảnh... éo le.

Tuy nhiên, để thực hiện được bộ phao kiểu này, học sinh phải mất nhiều thời gian. Nếu học sinh nào công phu thì bỏ thời gian đánh vi tính thành “phao ruột mèo”. Bạn nào lười hơn bê nguyên quyển vở ghi hoặc sách ra ngoài hàng photo thu nhỏ lại. Với các bộ tài liệu đã được thu nhỏ, các em có thể để trong hộp bút hoặc cài ở mặt sau của thẻ học sinh. Do đó, với chiêu thức này, các em học sinh thường tập trung thành nhóm để chia nhau làm phao và như thế, số đối tượng tham gia gian lận thi cử lại được nhân lên theo cấp số nhân.

Một tuyệt chiêu khác đôi khi cũng được các học sinh có thói quen học “vẹt” áp dụng là cất tài liệu trong nhà vệ sinh. Trong quá trình làm bài, lỡ quên, các em sẽ xin đi vệ sinh với mục đích “lướt” đáp án rồi trở lại tiếp tục làm bài.

Những tưởng, việc đưa bài thi trắc nghiệm vào các trường học sẽ khiến học sinh chăm học hơn và hạn chế các chiêu thức gian lận khi thi cử. Nhưng với các bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm, học sinh lại “phát minh” ra những kí hiệu riêng nhằm trao đổi bài, gian lận trong kiểm tra.

Với bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm, đáp án của đề thi trắc nghiệm thường có 4 lựa chọn: A, B, C, D. Nhiều học sinh đã mặc định với nhau rằng 1 tương đương với A, cứ như thế 2,3,4 tương ứng với B,C,D. Khi giơ ngón tay phải giả vờ như đang gãi đầu hay chống cằm để tránh bị phát hiện.

Với chiêu thức dùng ký hiệu này, giám thị ngồi trên, đứng bên cạnh, thậm chí nhìn thấy cũng không thể biết được. Bởi vậy, có nhiều trường hợp, học sinh nhận đề thi xong tha hồ… ngủ mà bài thi vẫn hoàn thành hết.

Những kiểu quay bài "quái chiêu" - 1

"Phao" thi có thể gom được rất nhiều phao thi trong thời gian ngắn

Kiểu công nghệ dành cho sinh viên

Với giới sinh viên, “phố phao thi” Tạ Quang Bửu ở Hà Nội có thể cung cấp công nghệ quay bài từ thủ công đến hiện đại. Ngoài các loại phao thu nhỏ, phao ruột mèo, các cửa hàng còn cung cấp USB có chức năng ghi âm kèm theo chỉ dẫn công nghệ quay cóp với thiết bị hiện đại này. Với công cụ này, các bạn sinh viên chỉ cần ghi âm trước những câu trả lời trong đề cương vào USB, luồn tai nghe qua tay áo. Sau khi xem đề, xác định đúng câu mình cần rồi ấn... play. Khi thực hiện, tay phải viết, tay trái làm như chống cằm, thực ra là để giữ tai nghe.

Một sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội cung cấp chiêu quay bài qua điện thoại di động bằng công nghệ bluetooth. Với 2 máy di động có bluetooth, kèm camera chất lượng khá, người trong phòng thi và người “chạy biên” sẽ trao đổi câu hỏi và câu trả lời cho nhau qua công nghệ này.

Công nghệ này đã được phóng viên thử nghiệm khi cùng người bạn vào trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ để thi môn kiểm toán hồi tháng 6/2012. Được phân công nhiệm đứng ở ngoài, đọc đáp án qua điện thoại, chúng tôi được tiếp cận với "phao" thi là một mảnh giấy nhỏ, có chiều dài là 40cm. Chiều ngang là 15cm, với những hàng chữ nhỏ li ti và được xếp theo bảng chữ cái như tra cứu từ điển Tiếng anh.

Khi nhận được đề thi, người bạn liền bật điện thoại và gọi ra nhờ đọc đáp án của hàng mang chữ M, rồi chữ A. Cứ như thế, nhanh chóng và tiện lợi, đáp án đưa ra một cách rất chính xác. Kết thúc môn thi, cô bạn bước ra khỏi phòng thi với vẻ mặt rạng ngời đầy tự hào: "phao thi đầy đủ hết, đúng đến 90%".

Dù biết rằng quay cóp là đáng xấu hổ và “hại tim” nhưng vì quá coi trọng điểm số rất nhiều sĩ tử vẫn tham gia "phong trào" gian lận thi cử. Có em thì đổ cho chương trình quá tải, làm sao cùng một lúc có thể học tốt được nhiều môn với lượng kiến thức khổng lồ như vậy.

Còn từ phía những thầy cô giáo, họ cho biết, hiện tượng gian lận trong thi cử để lại những hậu quả khôn lường mà chính các em cũng không nhận ra được. Bên cạnh đó, gian lận trong thi cử tạo nên một môi trường giáo dục không lành mạnh khi tồn tại những học sinh ỷ lại vào quay cóp, còn một bộ phận khác đang “nai lưng” ra học nhằm tích lũy kiến thức.

Tra cứu đề thi đáp án, tra cứu điểm thi, điểm chuẩn nhanh nhất tại diemthi.24h.com.vn

Để nhận trọn gói Điểm Thi – Điểm Chuẩn – Xếp Hạng kỳ thi ĐH-CĐ 2012, hãy soạn tin:

DT SỐBÁODANH gửi 8702
SốBáoDanh của thí sinh thi khối A Đại học Bách Khoa là BKA + A + 123456= BKAA123456
Ví Dụ: Để tra nhận trọn gói Điểm Thi – Điểm Chuẩn – Xếp Hạng của Số báo danh là KHAA123456 soạn tin:
DT KHAA123456 gửi đến số 8702

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Châu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN