Những "hiểm họa" đe dọa học sinh ngay trước cổng trường

Sự kiện: Giáo dục

Đối với học sinh, việc được phụ huynh cung cấp một khoản nhỏ tiêu vặt khiến các em dễ trở thành nạn nhân trong những vụ ngộ độc có nguồn gốc trước cổng trường.

Tại nhiều cổng trường học, có thể nhận thấy nhiều đồ chơi, đồ ăn đa dạng về màu sắc, hương vị được bày bán thoải mái phục vụ học sinh. Tuy nhiên, phần lớn đều là những đồ chơi không rõ nguồn gốc, thực phẩm chưa qua kiểm nghiệm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cách đây không lâu, ngày 16/3, một xe tải nhỏ mang biển số Hà Nội cùng một số người mặc đồng phục của một nhãn hàng nước ngọt dừng trước cổng Trường tiểu học Quang Trung, TP.Vinh (Nghệ An) rồi phát miễn phí nước đóng chai cho học sinh.

Nhận thấy sự việc bất thường nên hiệu trưởng nhà trường đã cho phát thông báo trên loa của trường, yêu cầu học sinh không được uống mà phải nộp lại toàn bộ các chai nước đã nhận cho phòng y tế của trường. Qua kiểm tra, có 53 học sinh đã uống loại nước ngọt này, trong đó có 9 học sinh lớp 4 nhận nước sớm nhất nên đã uống. Khoảng vài tiếng sau, các em xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn. Số học sinh này đã được chuyển đến trạm y tế phường để điều trị.

Học sinh phải nhập viện sau khi chơi đồ chơi thổi bong bóng bằng keo được mua trước cổng trường.

Học sinh phải nhập viện sau khi chơi đồ chơi thổi bong bóng bằng keo được mua trước cổng trường.

Hay tại Quảng Bình, cũng có 3 học sinh phải nhập viện để theo dõi, điều trị sau khi chơi đồ chơi thổi bong bóng bằng keo được mua ở khu vực cổng trường. 

Cụ thể, chiều 18/3, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch (Quảng Bình) tiếp nhận 3 học sinh của Trường Tiểu học Phú Trạch với các biểu hiện ngộ độc như khó thở buồn nôn, đau đầu, chóng mặt.

Trước đó, những học sinh nói trên đã mua bộ đồ chơi thổi bong bóng (dạng tuýp đựng keo, có ống hút nhỏ để thổi) tại quán trước khu vực cổng trường học để chơi. Sau khi xảy ra sự việc, nhà trường đã phối hợp gia đình đưa các em học sinh đến Trạm Y tế để kiểm tra, theo dõi sức khỏe. Sau đó đưa các cháu tới Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch để theo dỡi, điều trị. Sức khỏe của các cháu sau đó đã ổn định và xuất viện.

Qua tìm hiểu, loại keo bong bóng mà các em học sinh đã dùng để chơi được bán tràn lan tại nhiều tạp hóa ở cổng trường với đủ các loại khác nhau. Trong đó có nhiều loại có chữ nước ngoài, nhiều tuýp còn không có nhãn mác. Mỗi tuýp keo bóng bóng sẽ có một màu riêng biệt và mùi rất khó chịu.

Loại keo bong bóng mà các em học sinh đã dùng để chơi được bán tràn lan tại quán tạp hóa ở nhiều cổng trường.

Loại keo bong bóng mà các em học sinh đã dùng để chơi được bán tràn lan tại quán tạp hóa ở nhiều cổng trường.

Đối với học sinh, việc được phụ huynh cung cấp một khoản nhỏ tiêu vặt khiến các em dễ trở thành nạn nhân trong những vụ ngộ độc có nguồn gốc trước cổng trường.

"Thấy các bạn mua thổi hay nên cháu cũng mua, 2 quán ở cổng trường của cháu đều có bán và nhiều bạn mua. Sau khi thổi bong bóng thì em thấy chóng mặt, buồn nôn, khó thở và mệt trong người, sau đó em được mọi người đưa đến bệnh viện", cháu Dương Thanh Trúc thuật lại nguyên nhân và hậu quả sau khi phải nhập viện vì sử dụng đồ chơi không rõ nguồn gốc trước cổng trường.

"Đôi khi cũng có cho cháu ít tiền mua quà vặt ăn như các bạn, cháu mua gì thì tôi cũng không để ý lắm. Cũng nghĩ là mấy đồ chơi, thức ăn đó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng giờ cháu vào viện thì chúng tôi phải kiểm soát chặt hơn", một phụ huynh có học sinh nhập viện vì đồ chơi không rõ nguồn gốc trần tình với PV.

Sự phối hợp quản lý giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng cho sự an toàn của học sinh.

Sự phối hợp quản lý giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng cho sự an toàn của học sinh.

Trước khi có những sự việc đáng tiếc xảy ra, nhiều trường đã quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đã có những biện pháp ngăn chặn các sản phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc được đưa vào trường. Nhưng sau giờ lên lớp, việc ngăn cản học sinh là rất khó.

"Từ lâu trường đã quán triệt với học sinh là không được mua các đồ chơi độc hại, thức ăn không đảm bảo an toàn. Đội cờ đỏ đã thu giữ nhiều thức ăn, đồ chơi khi các cháu đưa vào trường. Các em sử dụng ngoài trường thì chúng tôi không thể nắm bắt được", bà Hoàng Thị Mỹ Bình - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Trạch cho biết.

Còn với những người kinh doanh tạp hóa, bán thức ăn trước cổng trường khi được hỏi thì phần lớn đều không biết về những gì mình đang cung cấp cho học sinh. "Thấy học sinh hỏi thì chúng tôi cũng nhập hàng về bán thôi. Thấy lạ tôi còn chơi thử nữa mà", một người bán hàng hồn nhiên!

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng ăn vặt bủa vây cổng trường: Khó quản?

Tại TPHCM, lực lượng chức năng ở một số phường cho biết dù liên tục ra quân dẹp hàng rong trước cổng trường học...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hùng Trần ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN