Những đứa trẻ bị cha mẹ 'cướp' đi quyền được nói

Sự kiện: Dạy con

Cha mẹ nào cũng yêu con, nhưng có những phụ huynh yêu con quá mức, nhiều khi con chưa cần nói gì, bố mẹ đã hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu. Thành ra, dẫn đến chuyện làm hộ, nói hộ thay con.

Những đứa trẻ bị cha mẹ 'cướp' đi quyền được nói - 1

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Việc cha mẹ thường xuyên nói hộ con , hoặc con chưa kịp nói đã làm thay con là một sự báo động cho sự phát triển của trẻ. Nói một cách hơi nặng nề, đây là việc cha mẹ đã cướp đi cơ hội, mà đáng lý đây là cơ hội để đứa trẻ phát triển là chính mình. 

Cha mẹ yêu thương con là điều không sai, nhưng phải lưu ý rằng trẻ em có quy luật phát triển của mình, để hoà nhập và phát triển trong đời sống xã hội đòi hỏi một quá trình để trẻ tích luỹ, phát triển thích nghi với xã hội. 

Về nguyên tắc, tất cả mọi đứa trẻ đều phải chịu trách nhiệm cũng như nói ra những vấn đề, nhu cầu của mình. Trong một số trường hợp, trẻ nói ra những vấn đề mà người lớn hoặc những người xung quanh khó nghe, thì chúng ta cũng phải nhận diện vấn đề rằng trẻ đã bộc lộ tất cả suy nghĩ của mình về một vấn đề. 

Nguyên nhân sâu xa, có lẽ đến từ việc chính là cha mẹ thiếu hiểu biết về con trẻ, đó cũng là một trong những vấn đề trong giáo dục gia đình. Cha mẹ khi thiếu đi sự trang bị kiến thức về con trẻ, cũng như phương pháp giảng dạy con , kéo theo việc ứng xử với con bằng những kinh nghiệm của chính mình dẫn đến những sai lầm. 

Hãy kiên nhẫn, chờ đợi và lắng nghe con nói 

Những đứa trẻ bị cha mẹ 'cướp' đi quyền được nói - 2

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Ngôn ngữ là vấn đề hết sức nền tảng trong sự phát triển của một đứa trẻ, là công cụ, phương tiện giúp con người bộc lộ nhu cầu của mình và tương tác với những người xung quanh. Đồng thời, thiết lập các mối quan hệ, cũng như bày tỏ những mục đích, yêu cầu của chính mình trong quá trình tương tác. 

Thiếu ngôn ngữ, sẽ dẫn đến việc trẻ khó có thể thích ứng, hoà nhập với mọi người. Lâu dần sẽ dẫn đến việc thui chột về nhân cách. 

Chính vì ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng, nên cần được hình thành khi trẻ còn nhỏ. Đứa trẻ phải được nói, hay nói cách khác là có cơ hội bày tỏ những điều kiện, yêu cầu trong quá trình tương tác. 

Muốn vậy, cha mẹ cần lưu ý lắng nghe, kiên nhẫn, chờ đợi con nói gì, phản ảnh gì. Lúc đầu, có thể rất khó khăn do con nói chưa đủ ý hoặc nói vấp. Nhưng đừng nóng vội, hãy lắng nghe và chỉnh sửa. 

Nhưng cần lưu ý, khi đáp ứng bất cứ nhu cầu nào của trẻ thì trẻ phải dùng chính ngôn ngữ của mình để nói ra chứ cha mẹ tuyệt đối không được đoán. Bên cạnh đó, hãy tạo điều kiện để con được lĩnh hội, rèn luyện cách sử dụng từ ngữ thường xuyên ngay từ khi còn bé. 

5 biểu hiện cho thấy con bạn là đứa trẻ hư, không uốn nắn có ngày hối hận

Cha mẹ cần dạy bảo trẻ nếu nhận ra những biểu hiện không tốt dưới đây để tránh gánh hậu quả khi lớn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Anh ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN