Nếu không nắm được những điều này, phụ huynh sẽ gặp khó khi đăng ký tuyển sinh đầu cấp cho con

Cổng thông tin điện tử đăng ký tuyển sinh đầu cấp tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh học sinh đăng ký cho con em mình. Vậy phụ huynh cần nắm bắt những thông tin gì liên quan đến vấn đề này?

Tuyển sinh đầu cấp là gì?

Tuyển sinh đầu cấp là việc xét tuyển đầu vào ở các cấp học, cụ thể là tuyển sinh mầm non, tuyển sinh vào lớp 1, tuyển sinh vào bậc Trung học cơ sở (lớp 6), tuyển sinh vào Trung học phổ thông (lớp 10).

Những điều cần biết về tuyển sinh đầu cấp 

Tuyển sinh đầu cấp bậc mầm non:

Trong cấp học ở Việt Nam, bậc học mầm non không phải là bậc học bắt buộc. Tuy nhiên, ngày nay, các địa phương, quận, huyện, thị xã hầu như luôn phát động 100% trẻ em đủ độ tuổi đến trường trong chính tuyến đó. Ví dụ các em ở huyện A sẽ được học tại các trường thuộc huyện A, trừ trường hợp vì lí do tạm trú, lí do cá nhân, phụ huynh có thể làm đơn xin cho các em học ở nơi thuận tiện cho mình.

Các cơ sở giáo dục hiện tại sẽ không chú trọng việc dạy chữ nhiều cho các em nhỏ mà chủ yếu là các hoạt động âm nhạc, đọc thơ, học về các phép tắc, cách xếp hàng, lễ phép với thầy cô, chăm sóc sức khỏe, kết bạn… nhưng đảm bảo tuân theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình học bậc mầm non và tạo bước đà cho các em chuẩn bị tuyển sinh vào lớp 1.

Tuyển sinh đầu cấp bậc tiểu học (lớp 1):

Trẻ em có độ tuổi đúng 6 tuổi sẽ được xét vào trường cấp 1 thuộc đúng tuyến theo như hộ khẩu hiện hành có tên và nơi ở các bé theo quy định của ban tuyển sinh địa phương đó.

Ở một địa phương, do số lượng học sinh quá đông nên sẽ không nhận tuyển sinh trường trái tuyến (có nghĩa là hộ khẩu không thuộc xã, quận, huyện có trường tại đó). Nhưng nếu có lí do buộc phải chuyển trường, phụ huynh nên cập nhật thời gian và nắm rõ số lượng tuyển sinh để đảm bảo các bé không rơi vào trường hợp bị nhập học trễ.

Ngoài ra, hiện nay, hệ thống giáo dục thực hành khá nghiệm ngặt theo quy định tuyển sinh lớp 1 nên học sinh chưa đủ tuổi sẽ không được phép theo học. Nên phụ huynh cần chú ý vấn đề này để đảm bảo cho các bé được học đúng độ tuổi và không bị học trễ hay gián đoạn.

Để đăng ký tuyển sinh đầu cấp cho con phụ huynh phụ huynh có thể trực tiếp đăng kí qua cổng thông tin trực tuyến. Ảnh: T.Hải

Để đăng ký tuyển sinh đầu cấp cho con phụ huynh phụ huynh có thể trực tiếp đăng kí qua cổng thông tin trực tuyến. Ảnh: T.Hải

Tuyển sinh đầu cấp bậc Trung học cơ sở (lớp 6):

Các bé sau khi hoàn thành chương trình bậc tiểu học thì sẽ được chuyển qua hệ Trung học cơ sở cùng tuyến. Hiện nhiều trường sẽ tổ chức bài thi kiểm tra chất lượng đầu năm cho các em để nắm tình hình học lực của các em. Đối với các trường chuyên, các em muốn thi vào lớp chuyên sẽ dự bài thi đầu vào các môn thi chuyên, ví dụ như lớp chuyên Anh thì các em phải thi môn Anh văn để trường xét vào các lớp đó…

Tuyển sinh đầu cấp bậc trung học phổ thông (lớp 9 lên lớp 10):

Để tuyển sinh đầu cấp phổ thông từ lớp 9 sang 10, các thí sinh phải tham dự bài tuyển sinh vào lớp 10 theo quy chế hiện hành của Bộ GD&ĐT gồm 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ Văn và 1 ngoại ngữ tự chọn (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga...). Riêng các thí sinh thi vào trường chuyên thì phải làm một bài thi môn chuyên để được xét vào lớp chọn.

Sau khi có kết quả tuyển sinh 10, thí sinh có quyền lựa chọn trường trong quận, huyện, thị xã, tỉnh mình ở. Mỗi thí sinh sẽ có từ 2 đến 3 nguyện vọng để lựa chọn, sau khi được xét tuyển, thí sinh sẽ không được chuyển đổi nguyện vọng nữa. Đặc biệt, đối với thí sinh đăng kí tuyển sinh ngoài khu vực, các trường thường sẽ lấy số điểm tuyển sinh cao hơn thang điểm chuẩn dao động từ 5 đến 7 điểm tùy trường và tùy khu vực. Nếu các thí sinh rơi vào trường hợp này thì cần chú ý thông tin trên.

Đối với các thí sinh thi trượt tuyển sinh lớp 10 thì có thể học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cho hệ trung học phổ thông. Tại đây, giáo viên sẽ chú trọng dạy và ôn vào các môn học chính nhằm giúp các em dễ dàng được xét tốt nghiệp 12 và có thể tiếp tục theo đuổi các trường Trung cấp, Cao đẳng để học sau đó. Hoặc thí sinh không có nguyện vọng theo đuổi tiếp tục học có thể theo học nghề, chọn lĩnh vực ngành nghề thích hợp để theo đuổi và làm việc.

Tuyển sinh đầu cấp cần làm thủ tục, hồ sơ gì?

Tuyển sinh đầu cấp bậc mầm non, lớp 1:

Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1, mầm non gồm các giấy tờ sau:

Đơn xin vào học (viết tay hoặc đánh máy, nên có chữ kí và công chứng xác nhận của phường, xã để được đảm bảo hơn).

Bản sao giấy khai sinh (có công chứng xác nhận của phường, xã).

Bản photo sổ hộ khẩu (có công chứng xác nhận của phường, xã).

Đối với trường hợp gia đình tạm trú ở nơi khác trong sổ hộ khẩu thì phụ huynh cũng nên photo và công chứng giấy tạm trú đó để được xác minh rõ ràng, tránh sai sót trong quá trình xét tuyển.

Đối với gia đình có sổ hộ nghèo thì cũng nên ra địa phương công chứng xác minh để được miễn giảm học phí.

Các cách nộp hồ sơ tuyển sinh đầu cấp

Nộp trực tuyến:

Thông qua các website tuyển sinh, phụ huynh có thể trực tiếp đăng kí qua cổng thông tin trực tuyến của trường mà không cần phải nộp trực tiếp.

Tuy đây là giải pháp tuyển sinh có hiệu quả, được nhiều phụ huynh tin cậy nhưng phụ huynh nên chú ý đến ngày mở và đóng cổng đăng kí để hạn chế trường hợp mạng bị quá tải và không truy cập được hoặc đăng kí sau khi hệ thống đóng.

Nộp trực tiếp:

Sau khi hoàn thành xong các hồ sơ thủ tục thì phụ huynh có thể đem lại nộp trực tiếp cho văn phòng trường. Mặc dù có thể tốn thời gian nhưng sẽ đảm bảo an toàn và tránh được nhiều sai sót trong quá trình xét tuyển.

Tuyển sinh đầu cấp bậc Trung học cơ sở

Đối với việc tuyển sinh đầu cấp ở bậc học này, việc xét tuyển cũng dễ dàng hơn vì các em đã hoàn thành bậc tiểu học được chuyển lên các trường Trung học cơ sở cùng tuyến.

Học sinh không cần phải thi tuyển để chọn trường, nhưng một số trường có tổ chức lớp chọn thì các em sẽ đăng kí thi hoặc trường sẽ dựa vào kết quả cuối cấp để sắp học sinh vào lớp nâng cao hoặc không nâng cao.

Còn với các em có nhu cầu chuyển trường thì phụ huynh cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết (đơn xin nhập học, bản sao khai sinh, sổ hộ khẩu, đơn xin tạm trú, học bạ cuối cấp… tùy theo quy định của trường).

Tuyển sinh đầu cấp bậc Trung học phổ thông:

Học sinh sẽ được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn viết đơn về các nguyện vọng chọn trường trước khi kỳ thi đầu vào lớp 10 diễn ra. Tùy theo những địa phương có địa bàn rộng, hẹp, số lượng trường nhiều, ít học sinh sẽ có từ 2 đến 3 nguyện vọng chọn lựa trường.

Khi có kết quả tuyển sinh xong, nhà trường sẽ đưa ra chỉ tiêu và xét theo thứ tự từ trên xuống, ưu tiên các thí sinh đăng kí nguyện vọng 1. Học sinh có địa bàn ngoài khu vực nên cẩn thận về hồ sơ hơn như đã được đề cập ở phần trên vì thường điểm xét tuyển sẽ cao hơn mức mà trường đề ra cho thí sinh nằm trong địa bàn.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần được biết đến nguyện vọng mà các em đã đăng kí để đưa ra những lời khuyên phù hợp và thuận tiện trong theo dõi hành trình học của con em mình.

Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì học sinh nên nộp hồ sơ bổ sung để được hưởng các chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ phí sinh hoạt từ nhà trường.

Để học sinh được học đúng tuyến phụ huynh học sinh cần nhập chính xác về diện cư trú (nơi thường trú, nơi ở hiện tại). Ảnh: PD

Để học sinh được học đúng tuyến phụ huynh học sinh cần nhập chính xác về diện cư trú (nơi thường trú, nơi ở hiện tại). Ảnh: PD

Hướng dẫn đăng ký tuyển sinh đầu cấp Hà Nội và tuyển sinh đầu cấp TPHCM

Quy trình thực hiện đăng ký tuyển sinh đầu cấp

- Quy định tuyển sinh: Phụ huynh học sinh (PHHS) tham khảo quy định tuyển sinh của Quận/huyện đăng ký tuyển sinh cho học sinh.

- Thông tin tuyển sinh: PHHS tham khảo thông tin tuyển sinh của Trường theo Quận/huyện đăng ký tuyển sinh.

- Hướng dẫn đăng ký: PHHS đọc kỹ hướng dẫn chi tiết trước khi thực hiện đăng ký tuyển sinh cho học sinh.

- Đăng ký tuyển sinh: PHHS đăng ký tuyển sinh cho học sinh.

- Tra cứu kết quả: PHHS tra cứu kết quả đăng ký tuyển sinh.

Thực hiện tuyển sinh đầu cấp

Bước 1: Mở trình duyệt web Microsoft Edge (hoặc Firefox, Chrome, Safari).

Bước 2: Truy cập vào địa chỉ: https://tsdaucap.hanoi.gov.vn/ hay https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn/

Bước 3: Tại màn hình trang chủ, PHHS lưu ý đọc kỹ các phần thông tin về quy định, thông tin, hướng dẫn đăng ký tuyển sinh.

Bước 4: Chọn [Đăng ký tuyển sinh], giao diện hiển thị các kỳ tuyển sinh, PHHS chọn kỳ tuyển sinh cần đăng ký, nhấn nút [Đăng Ký].

Bước 5: PHHS nhập đầy đủ, chính xác thông tin của học sinh vào Phiếu thông tin học sinh.

- Đối với PHHS chọn kỳ Tuyển sinh: Mầm non => Nhập đầy đủ thông tin bắt buộc có dấu (*) trên phiếu.

Để học sinh được học đúng tuyến PHHS cần nhập chính xác về diện cư trú (nơi thường trú, nơi ở hiện tại).

Sau khi hoàn thiện hồ sơ học sinh, PHHS nhập Mã bảo vệ, tích Cam kết khai báo đúng thông tin và [Gửi đăng ký] để gửi hồ sơ của học sinh về trường đăng ký tuyển sinh.

- Đối với PHHS chọn kỳ Tuyển sinh là Lớp 1 hoặc Lớp 6

=> PHHS lựa chọn nhập thông tin Số định danh cá nhân + Mật khẩu hoặc Mã học sinh + Mật khẩu đã được trường cuối cấp cung cấp và [Tìm kiếm]. Phiếu thông tin sẽ hiển thị đầy đủ thông tin nhà trường cuối cấp đã khai báo, PHHS kiểm tra và bổ sung thông tin khác nếu có (đặc biệt yêu cầu chính xác trường Số điện thoại tại Thông tin liên hệ phục vụ công tác liên hệ trong giai đoạn tuyển sinh).

Sau khi hoàn thiện hồ sơ học sinh, PHHS nhập Mã bảo vệ, tích Cam kết khai báo đúng thông tin và [Xác nhận] để gửi hồ sơ của học sinh về trường đăng ký tuyển sinh.

Lưu ý:

- Tất cả các trường thông tin có dấu * đỏ bắt buộc phải nhập.

- PHHS nhập chính xác thông tin số điện thoại thông báo, Email để nhận được các thông báo tuyển sinh từ phòng giáo dục và nhà trường (nếu có).

- Đối với kỳ tuyển sinh Lớp 1 và Lớp 6: PHHS nhập trực tiếp Số định danh cá nhân hoặc Mã học sinh và Mật khẩu đã được trường cuối cấp cung cấp trước đó. Hệ thống tự động hiển thị đầy đủ thông tin học sinh, PHHS kiểm tra lại và thực hiện đăng ký tuyển sinh.

Bước 6: Sau khi có kết quả duyệt hồ sơ từ nhà trường đăng ký tuyển sinh, PHHS chọn [Tra cứu kết quả].

Phụ huynh, học sinh nên tìm hiểu thông tin tuyển sinh đầu cấp từ đâu?

Tìm hiểu thông tin tuyển sinh đầu cấp từ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường

Đây là hai đối tượng trực tiếp quản lí học sinh trong suốt quá trình học, đặc biệt là các em lớp 5 và lớp 9. Phụ huynh nên thường xuyên tham dự các cuộc họp PHHS do nhà trường tổ chức để có thêm thông tin tuyển sinh và biết được tình hình học lực của các em để có thể động viên các em học tập.

Còn với những phụ huynh có học sinh chuẩn bị vào lớp 1, do các em còn quá nhỏ để nắm thông tin nên phụ huynh nên trực tiếp vào trường để có thể biết thêm những tin tức mới nhất.

Liên hệ tổng đài, trang tư vấn tuyển sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh đầu cấp

Để có được những thông tin tuyển sinh chọn lọc, nếu có những điều mơ hồ không rõ, phụ huynh và học sinh cũng nên tìm gặp các chuyên gia chuyên về tư vấn tuyển sinh hoặc truy cập các tổng đài, website để tìm đọc các chuyên mục quan trọng cũng như cập nhật nhanh chóng thời gian, địa điểm nộp hồ sơ ở từng cấp học.

Đăng ký tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 trái tuyến: Phụ huynh lưu ý điều gì?

Để được nhập học vào các cơ sở trái tuyến, cha mẹ cần làm đơn xin nhập học trái tuyến và nộp lên các cơ sở nhà trường con em mình có nguyện vọng theo học.

Mẫu đơn xin nhập học trái tuyến là mẫu đơn được lập ra để xin được nhập học trái tuyến. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin học sinh, nội dung xin nhập học trái tuyến, lý do và nguyên nhân nhập học trái tuyến… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình và nộp đơn đến ban giám hiệu nhà trường để đợi xin xét duyệt.

Thủ tục đăng ký học trái tuyến:

Hồ sơ để đăng ký học trái tuyến cho học sinh cần các giấy tờ như sau:

+ Thứ nhất, đơn xin nhập học.

+ Thứ hai là bản sao giấy khai sinh.

+ Thứ ba, bản sao hộ khẩu có công chứng.

+ Thứ tư, giấy chứng nhận đã qua mẫu giáo.

+ Thứ năm, giấy chứng nhận ưu tiên nếu có.

+ Ngoài ra trong trường hợp đăng ký học trái tuyến thì phụ huynh cần chuẩn bị đơn xin nhập học trái tuyến.

Trong tờ đơn đăng ký nhập học trái tuyến, phụ huynh cần phải điền đầy đủ các thông tin của học sinh khi nhập học như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên trường mẫu giáo đã học, hiện đang sinh sống ở đâu, địa chỉ sinh sống. Bên cạnh đó các thông tin cá nhân của bố và mẹ học sinh: Họ tên, nơi công tác, địa chỉ và số điện thoại liên hệ cũng cần được bổ sung đầy đủ và chính xác.

Nguồn: [Link nguồn]

Tuyển sinh đầu cấp: Áp lực “rồng vàng”

Năm học 2023-2024, số lượng học sinh vào lớp 6 tăng đột biến do lứa tuổi “rồng vàng” nên các quận, huyện căng mình sắp xếp chỗ học, trong khi trường lớp chưa kịp xây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo L.Vũ ([Tên nguồn])
Tuyển sinh lớp 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN