Không phân biệt bằng ĐH tại chức với bằng chính quy

Sự kiện: Giáo dục

Đó là nhận định của đại diện một số trường đại học (ĐH) về điểm mới trong quy định về hình thức đạo tạo cũng như văn bằng của bậc giáo dục ĐH trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Không phân biệt bằng ĐH tại chức với bằng chính quy - 1

ThS Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và dịch vụ đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho biết thực tế thiết kế chương trình đào tạo bậc ĐH giữa hệ tập trung và không tập trung giống nhau. Chuẩn giáo viên và đầu ra cũng giống nhau. Bởi vậy, việc thống nhất không ghi trong văn bằng hình thức đào tạo nữa là phù hợp, bớt gây tâm lý so sánh của nhà tuyển dụng khi cân nhắc các ứng viên giữa việc học chính quy và tại chức. 

TS Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho rằng trước đây việc quy định hệ ĐH chính quy hay tại chức có sự nhìn nhận khác nhau về phương thức và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện phương thức và chất lượng đào tạo tiệm cận nhau nên việc quy định trong văn bằng chỉ ghi hệ tập trung hoặc không tập trung là hợp lý. Tránh sự phân biệt bằng cấp cũng như ghi ngờ về chất lượng đào tạo.

Trước đó, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho hay hình thức đào tạo sẽ không được ghi trên văn bằng ĐH nữa. Bộ GD&ĐT hy vọng các cơ sở sở đào tạo phải cẩn thận khi cấp văn bằng. Tất cả văn bằng cấp ra phải đạt chuẩn vì không phân biệt văn bằng tại chức hay chính quy. Đây sẽ là sự khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo của trường.

Trước những lo ngại liên quan tới những tiêu cực có thể phát sinh khi văn bằng không còn phân biệt các hình thức đào tạo chính quy và tại chức như trước, bà Phụng cho rằng một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên sẽ không đồng ý và đấu tranh vì bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.

Dự thảo mới đã đưa ra hai hình thức là tập trung và không tập trung nhằm đề cập đến hình thức đào tạo như thế nào. Đối tượng nào thì đào tạo theo hình thức tập trung, đối tượng nào đào tạo theo hình thức không tập trung. Đào đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo tại chức là đào tạo theo hình thức không tập trung. Trong đó đào tạo tập trung hay không tập trung cũng đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn. 

Về phía cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng. Sắp tới kiểm định chương trình đào tạo sẽ được sẽ được đẩy mạnh, gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và cấp bằng cho chương trình đó.

Loại hình giáo dục và mẫu văn bằng

Trong dự thảo, quy định về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục ĐH quy định, các trình độ đào tạo của giáo dục ĐH được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định điều kiện thực hiện các hình thức đào tạo. 
Còn Luật Giáo dục ĐH hiện hành, các trình độ đào tạo của giáo dục ĐH được chia theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. 

Tại Điều 38, quy định về văn bằng giáo dục ĐH, dự thảo mới bổ sung quy định: "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định thống nhất các nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục kèm theo". 

Trong  Luật Giáo dục ĐH hiện hành chỉ quy định: "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định mẫu văn bằng giáo dục ĐH". 

Sẽ giảm chỉ tiêu tuyển sinh hệ tại chức

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận vừa gửi văn bản giải đáp băn khoăn của đại biểu quốc hội về chất lượng đào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phong Điền (Pháp luật TPHCM)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN