Khi các con tranh cãi, "quan tòa" cha mẹ phải giải quyết như thế nào?

Sự kiện: Giáo dục

Những bất đồng là một thực tế thường xuyên phát sinh trong cuộc sống khi trẻ em gặp nhau, gần nhau, chơi với nhau…Và các trận đánh, cãi nhau có thể sẽ xảy ra. Làm sao để giải quyết khi các con tranh cãi và trở thành một “quan tòa” công bằng?

Trẻ em tranh cãi, chuyện bình thường

Khi các con tranh cãi, "quan tòa" cha mẹ phải giải quyết như thế nào? - 1

Những bất đồng giữa trẻ em rất phổ biến - chúng chỉ là một phần của cuộc sống khi cùng lớn lên trong một gia đình. Tranh cãi có thể xảy ra khi một sự bất đồng trở nên lớn hơn, thậm chí dẫn đến đánh nhau. Đôi khi bạn thấy trẻ em đánh nhau vì những tình huống mà bạn thấy là hết sức “vớ vẩn”, hoặc 2 anh em xung đột để cạnh tranh được cha mẹ chú ý... Đừng quan trọng hóa vấn đề khi thấy các con xung đột với nhau, anh chị em càng gần tuổi càng có xu hướng tranh cãi nhiều hơn, hãy coi đó là điều bình thường và tìm hướng giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hòa.

Tính tích cực trong việc trẻ xung đột

Những bất đồng và đánh nhau có thể là cơ hội tuyệt vời để các con thực hành các kỹ năng xã hội mà chúng sẽ cần khi trưởng thành. Khi những bất đồng giữa trẻ em được giải quyết công bằng và không có ai bị tổn thương, trẻ bắt đầu xây dựng các kỹ năng giải quyết vấn đề như đàm phán. Chúng cũng học được tầm quan trọng của việc nhìn nhận quan điểm người khác và tôn trọng quyền, cảm xúc cũng như đồ đạc của người khác.

Làm “quan tòa”

Nếu bạn cần phải xử lý một cuộc cãi vã giữa các con, điều quan trọng là phải ngăn chặn mọi thứ trước khi các bé bị tổn thương. Hãy tìm mọi cách để các con hạ nhiệt trước khi bạn nói về giải pháp hoặc hậu quả. Nên nhớ bạn phải thật bình tĩnh và xử lý một cách công bằng nhất.

Hiểu tính cách của các con

Một số bé dường như hiếu chiến hơn nhưng trẻ khác. Điều này có thể là do tính cách bẩm sinh của bé. Những đứa trẻ này khá nóng tính, dễ tức giận và ít có khả năng kiểm soát cảm xúc tức giận. Điều này sẽ không dễ dàng cho cha mẹ khi phải giải quyết xung đột mà không dùng đến vũ lực. Tuy nhiên, khi bạn tìm hiểu kỹ tính cách của các con sẽ tìm ra cách cách xử lý những bất đồng hợp lý và khéo léo nhất. Ví dụ đưa  ra các quy tắc, khen thưởng và trách phạt một cách công bằng.

Tạo ra một môi trường tích cực để có ảnh hưởng tốt tới trẻ

Trẻ em sao chép các hành vi mà chúng thường nhìn thấy trong môi trường sinh sống của mình. Vì vậy, nếu con thấy bạn xử lý tình huống những cách tích cực, chúng sẽ học cách cư xử như vậy. Dưới đây là những hành vi tốt bạn nên làm thường xuyên để các con học theo:

Hợp tác

Giữ bình tĩnh và cố gắng kiểm soát khi bạn giận dữ

Kiểm tra sự thật trước khi hành động

Phản ứng theo cách phù hợp với tình huống

Lắng nghe quan điểm của người khác

Trẻ cũng sẽ học được những hành vi tiêu cực chính từ gia đình và môi trường xung quanh. Nếu cha mẹ kỷ luật trẻ bằng cách đánh, trẻ có nhiều khả năng đánh anh em, chị em, bạn bè - hoặc thậm chí đánh lại cha mẹ. Chúng cũng có nhiều khả năng lựa chọn đánh cãi nhau vì:

Liên tục thấy mọi người hung hăng với nhau, đặc biệt là cha mẹ, anh chị lớn hơn và bạn bè

Chúng tìm cách có được thứ mình muốn bằng cách tranh giành hoặc đánh lộn

Cha mẹ không đặt ra giới hạn nhất quán trong việc cãi vã giữa các con

Xem nhiều hình ảnh bạo lực trên TV hoặc trong các trò chơi video

Những mẹo để trị một đứa trẻ hay cãi

Những đứa trẻ hay cãi thường là những bé rất thông minh, có chính kiến riêng và rất có thể lớn lên sẽ trở thành những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo raisingchildren) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN