Học sinh dùng điện thoại tại lớp: Quản cách nào?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Việc cấm học sinh dùng điện thoại không nên cứng nhắc, tùy hoàn cảnh áp dụng, phát huy ưu điểm của công nghệ để nâng cao chất lượng giờ dạy

Tại TP HCM, trong năm học mới 2024 - 2025 sẽ có thêm nhiều trường áp dụng quy định cấm học sinh (HS) sử dụng điện thoại (ĐT), ĐT thông minh (smartphone) trong trường lớp - ngoại trừ khi tan học để liên lạc với phụ huynh hay trong các tiết học có sử dụng smartphone do giáo viên (GV) kiểm soát.

Phụ huynh ủng hộ

Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP Thủ Đức), cho biết bắt đầu từ năm học này, trường đưa ra quy định cấm HS dùng ĐT trong trường, kể cả giờ ra chơi.

Theo cô Trúc, giai đoạn đầu, nhà trường sẽ hướng dẫn các em sử dụng ĐT đúng cách. ĐT được tập trung tại một chỗ ở mỗi lớp - giờ ra chơi, HS cần dùng thì đến lấy và hết giờ ra chơi phải nộp lại. Trong những giờ học mà GV báo cáo trong kế hoạch bài giảng cần sử dụng thiết bị như môn tiếng Anh, toán thì HS được dùng ĐT. Bước tiếp theo, tùy tình hình, nhà trường sẽ tuyên truyền, vận động để các em không sử dụng ĐT trong suốt thời gian ở trường và trang bị tủ giữ đồ chung của toàn trường.

Thầy Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc (quận 12), cho biết từ đầu tháng 9, trường có quy định cấm HS dùng ĐT, kể cả giờ ra chơi nhưng không cấm mang ĐT do lúc tan học, nhiều em cần dùng để đặt xe hoặc gọi người nhà đến đón. Khi GV có đề xuất và thể hiện trong kế hoạch bài giảng thì HS được sử dụng ĐT dưới sự giám sát của GV. Từ năm học trước, Trường THPT Trường Chinh (quận 12) đã có quy định cấm học sinh dùng ĐT trong trường nhằm tạo môi trường giao lưu lành mạnh, tăng cường các trò chơi vận động cho các em. Thầy Trịnh Duy Trọng, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay sau một năm thực hiện, trường nhận được những phản hồi tích cực, ủng hộ từ phụ huynh, HS. Thầy Trọng cho rằng việc cấm HS sử dụng ĐT hoàn toàn không cứng nhắc, thậm chí, nhà trường còn khuyến khích để thầy cô, HS phát huy hết ưu điểm, sức mạnh của công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng giờ dạy.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, HS không được sử dụng ĐT, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập. Quy định cũng không cấm HS mang ĐT hay sử dụng trong giờ giải lao ở trường.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh không được sử dụng điện thoại nhưng không cấm dùng trong giờ giải laoẢnh: Hoàng Triều

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh không được sử dụng điện thoại nhưng không cấm dùng trong giờ giải laoẢnh: Hoàng Triều

Hạn chế giờ sử dụng

Trang Ibolit đã đưa ra những điều có lợi và có hại khi trẻ em sử dụng smartphone. Thực tế, ĐT giúp trẻ phát triển nhanh hơn, tiến bộ hơn; trẻ có thể học thêm được những kỹ năng và khái niệm mới theo phương cách vui học thông qua các ứng dụng và trò chơi có tính giáo dục cao. Khi trẻ ra khỏi nhà, smartphone là phương tiện hữu dụng cho việc định vị và liên lạc với phụ huynh.

Tuy nhiên, việc cho trẻ dùng ĐT cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố gây hại như ảnh hưởng của sóng vô tuyến, màn hình, pin… Về nội dung, có quá nhiều thông tin, hình ảnh trên mạng không có lợi cho trẻ. Vì vậy, việc cấm HS dùng ĐT hay thiết bị điện tử cá nhân trong trường lớp đang là xu hướng toàn cầu mà ngày càng có nhiều nước áp dụng, thậm chí ban hành thành luật. Tại Mỹ, từ năm 2023, bang Florida đã khởi đầu với việc thông qua luật yêu cầu các trường công không cho HS dùng ĐT và tai nghe trong giờ học. Năm 2024, có thêm 8 bang là Louisiana, Indiana, Nam Carolina, Pennsylvania, Delaware, Virginia, Minnesota và Ohio ban hành lệnh cấm HS dùng ĐT khi đến trường.

Ở Mỹ, trẻ từ 6 tuổi trở xuống được cảnh báo không nên cho dùng ĐT. Ở độ tuổi này, trẻ học tốt nhất thông qua tương tác trực tiếp, nhập vai với cha mẹ, anh chị em/bạn cùng tuổi hoặc người chăm sóc. Việc sử dụng ĐT ở độ tuổi còn nhỏ khiến trẻ không có cơ hội học các kỹ năng xã hội thông qua tương tác trực tiếp với con người. Điều này khiến trẻ khó phát triển khả năng đồng cảm và đọc biểu cảm khuôn mặt. Tệ hơn, việc liên tục kích thích quá mức từ màn hình smartphone sẽ gây hại cho não. Vì lý do này, Hiệp hội Nhi khoa Canada (CPS) khuyến cáo không nên để trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình số dưới mọi hình thức; hạn chế trẻ em từ 2 - 5 tuổi sử dụng màn hình dưới 1 giờ/ngày.

Đầu tháng 8-2023, cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc đã công bố một đề xuất nhằm hạn chế trẻ sử dụng smartphone bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp thiết bị thông minh phải có "chế độ dành cho trẻ vị thành niên" nhằm hạn chế việc sử dụng của những người dưới 18 tuổi không quá 2 giờ/ngày. Trẻ vị thành niên muốn thoát khỏi chế độ hạn chế này phải có sự cho phép của cha mẹ. Các mạng xã hội như Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc), Weibo phải hạn chế cho trẻ em sử dụng, như Douyin chỉ cho trẻ em xem 40 phút/ngày và Weibo cấm trẻ dưới 14 tuổi.

Một nghiên cứu do Đại học McGill (Canada) thực hiện năm 2022 cho thấy Trung Quốc cùng với Malaysia và Ả Rập Saudi là những nước nằm ở nhóm đầu trong số 24 nước được khảo sát về nạn nghiện smartphone. 

Điện thoại thiết kế riêng cho trẻ

Hiện một số hãng có nhiều loại ĐT được thiết kế dành riêng cho trẻ với tính an toàn cao. Những thiết bị này có thể kết nối với mạng di động để gọi điện, nhắn tin, nghe nhạc nhưng không có kết nối internet. Ngoài ra, có những ĐT trẻ em mà cha mẹ có thể cài đặt thêm các ứng dụng giải trí, học tập được chọn lọc. Chẳng hạn ở Mỹ, có hệ thống ĐT trẻ em Gabb, phụ huynh chỉ cần trả cước hằng tháng để sử dụng hệ thống mạng riêng của Gabb. Dành cho trẻ lớn hơn một chút là những chiếc Gabb Phone không internet có cài đặt sẵn các ứng dụng như chụp hình, ghi âm, báo thời tiết, lịch... và ứng dụng dành cho phụ huynh như có bộ lọc tin nhắn thông minh để chặn các tin nhắn có nội dung nguy hiểm.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau thời gian nghỉ hè, bước vào năm học mới thì việc sử dụng điện thoại của học sinh như một thói quen khiến các thầy cô khá vất vả trong việc kiểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Phúc - Đặng trinh ([Tên nguồn])
Cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN