Giáo viên làm 5 điều này, học trò bướng đến mấy cũng phải "tâm phục, khẩu phục"

Sự kiện: Giáo dục

Để “thu phục” những học sinh bướng bỉnh, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội đã chỉ ra 5 cách sau.

LTS: Những ngày qua, dư luận đang xôn xao về vụ một nữ sinh nghi tự tử do bị phạt oan tại trường THPT Vĩnh Xương, tỉnh An Giang.

Được biết, trước đó, nữ sinh này đã bị nhà trường kỷ luật bằng hình thức nêu tên dưới cờ vì vi phạm vi phạm điều lệ trường THPT năm học 2020 - 2021. Tuy nhiên, nữ sinh này không nhận lỗi và bị nhà trường cấm túc trong vòng 2 tuần kể từ 1/12 đến 12/12. Từ đó dẫn đến sự việc nữ sinh viết thư tuyệt mệnh và uống thuốc tự tử vào ngày 30/11/2020. Rất may, nữ sinh đã được cấp cứu kịp thời.

Qua sự việc này, nhiều ý kiến cho rằng, cách ứng xử của một số giáo viên đang có những hạn chế, gây ra hệ luỵ khiến học sinh bị tổn thương. Không những thế, những ứng xử sai của giáo viên sẽ khiến nhiều người hiểu không đúng về vai trò của người thầy, thậm chí có những phản ứng tiêu cực từ học sinh, phụ huynh, xã hội.

Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài "Giáo viên nên ứng xử với học sinh thế nào cho đúng?" với chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục đồng thời là Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), người đã cảm hóa được hàng ngàn học sinh ngỗ ngược.

Bài 2: Giáo viên làm 5 điều này, học trò bướng đến mấy cũng phải "tâm phục, khẩu phục"

Thầy cô phải chấp nhận mọi biểu hiện của học sinh

Các thầy cô phải chấp nhận mọi biểu hiện của học sinh để từ đó đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp.

Trên cơ sở chấp nhận để hiểu rõ nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng yếu kém hiện tại ở các em để rồi từ đó tìm cách giúp các em biết cách điều chỉnh. Nếu thiếu bước khởi đầu thừa nhận này, giáo viên sẽ không thấy hết trách nhiệm, không đủ kiên trì giáo dục.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội .

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội .

Luôn khách quan

Giáo viên phải khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá thiếu sót của học sinh.

Do đó, mỗi thiếu sót của học sinh đều được ghi nhận và tìm cách hiểu rõ bản chất, nguyên nhân rồi đi đến kết luận xử lý, còn trong quá trình tìm hiểu không được thành kiến, áp đặt, hoặc thờ ơ.

Chỉ cho học sinh thấy cái lợi, cái hại của mỗi hành vi

Giáo viên phải có phương pháp để học sinh thấy hết cả cái lợi, cái hại của mỗi hành vi. Từ đó học sinh tự lựa chọn, tự quyết định, lựa chọn cách ứng xử sao cho hợp chuẩn mực chung xã hội.

Thầy Lâm nhớ lại một học trò do thầy “cảm hóa”. Trước đó, học sinh này rất ngỗ ngược, hay văng thề, chửi tục với giáo viên, hay gây gổ đánh nhau, thường xuyên trốn học. Khi gặp cậu học sinh này, thầy nói: "Trò hãy suy nghĩ lại không phải vì thầy mà vì chính người mẹ đang tảo tần sớm hôm để nuôi trò ăn học (bà mẹ bán nước, bố mất sớm)".

Đến hôm sau, học sinh đó quay trở lại trường với ngón tay bị đứt và khẳng định: “Em sẽ thay đổi để làm người”.

Ngay sau đó, cậu học trò này đã thay đổi, cùng lúc đỗ 2 trường đại học, đi du học và trở thành giám đốc một công ty.

Giúp học sinh hòa nhập với tập thể, tôn trọng lợi ích tập thể

Tập thể mà học sinh phải hòa nhập đầu tiên là tập thể lớp học. Giáo viên chủ nhiệm phải mất nhiều công sức để tác động hình thành các thói quen, những yêu cầu cao của tập thể mỗi lớp.

Giáo viên phải giúp học sinh nắm được việc mỗi thành viên của lớp phải tôn trọng lợi ích tập thể để điều chỉnh hành vi cá nhân.

Chẳng hạn: Giáo viên nói cho học sinh rằng: Lớp không thể chấp nhận những học sinh tự ý bỏ học, đi muộn nhiều lần, nói tục, chửi bậy ... Tất cả đều bị trừ điểm thi đua của lớp. Có như vậy tập thể học sinh mới biết cách giám sát, động viên từng thành viên thực hiện tốt nội quy, quy chế của trường.

Kích thích sở trường của học sinh

Giáo viên và cha mẹ cần phải biết kích thích đúng những sở trường cá nhân của nhóm học sinh và từ đó đưa ra những hình thức sinh hoạt tập thể cũng như hướng dẫn học sinh các hoạt động.

Chẳng hạn: Học sinh thích hát, múa hay chơi cờ vua, bóng rổ.... Lúc này, giáo viên có thể động viên học trò tham gia, từ đó trẻ sẽ cố gắng phấn đấu đạt kết quả tốt.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu không ứng xử văn minh được với học sinh, xin đừng đứng trên bục giảng

Vì lương tâm, đạo đức nghề nghiệp không cho phép giáo viên làm ngơ trước lỗi lầm của học trò. Tuy nhiên, giáo viên duy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN