Đừng vội nổi cơn thịnh nộ, cha mẹ hãy dùng 8 câu nói khi trẻ gặp vấn đề

Sự kiện: Dạy con

Mỗi sai lầm trẻ mắc phải đều là điều cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ và nó cần được cha mẹ giải quyết một cách hợp lý.

Cha mẹ đổ lỗi cho con một cách mù quáng mà không tìm hiểu nguyên nhân dễ khiến trẻ phản kháng mạnh. Khi trẻ gặp vấn đề, cha mẹ đừng vội vàng chỉ quan tâm tới hậu quả mà cần phân tích nguyên nhân dẫn tới vấn đề của trẻ.

Trong quá trình lớn lên, trẻ sẽ mắc phải vô số những vấn đề khác nhau, việc nóng lòng can thiệp có thể bỏ lỡ thời điểm tốt nhất trẻ nhận ra lỗi lầm của mình.

Sau khi trẻ gặp vấn đề, cha mẹ có thể thử hỏi con 8 câu hỏi này trước.

1. “Chuyện gì đã xảy ra với con”: Cho trẻ cơ hội được nói

Cha mẹ nên bình tĩnh, ổn định cảm xúc bản thân trước, lắng nghe con mình nói, sự việc xảy ra từ góc độ con nhìn nhận như thế nào.

Hơn nữa, hãy để trẻ có cơ hội nói ra, cho dù đó thực sự là lỗi của mình, trẻ sẽ sẵn sàng nhận lỗi hơn vì có cơ hội để sửa chữa.

Đừng vội nổi cơn thịnh nộ, cha mẹ hãy dùng 8 câu nói khi trẻ gặp vấn đề - 1

2. “Con cảm thấy như thế nào”: Cho trẻ bộc lộ cảm xúc thật

Sau khi hiểu chuyện gì đã xảy ra, cha mẹ đừng vội dạy dỗ con cái ngay.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khi một người có cảm xúc mạnh mẽ, những kích thích bên ngoài sẽ không dễ dàng được đại não hấp thụ.

Nói cách khác, khi một người đang mất bình tĩnh, họ sẽ không lắng nghe những gì người khác nói. Họ phải đợi tâm trạng bình tĩnh lại mới có thể bình tĩnh suy nghĩ.

Vì vậy, nếu muốn con cái có thể lắng nghe ý kiến ​​của mình, trước tiên cha mẹ cần đồng cảm với cảm xúc của trẻ và để trẻ có “lối thoát” cho cảm xúc của mình. Sau khi trẻ bình tĩnh, cha mẹ mới bắt đầu hỏi han vấn đề.

3. “Giờ con muốn như thế nào”: Để trẻ nói ra những gì trong tâm trí mình

Lúc này, dù con cái có nói ra những lời gây sốc nào thì cha mẹ cũng đừng hoảng sợ mà hãy hỏi trẻ câu hỏi thứ 4.

4. “Thế con nghĩ mình có thể thực hiện những gì”: Hãy để trẻ tự nói theo cách của mình

Lúc này, cha mẹ cần phải tôn trọng những gì trẻ nói ra. Cha mẹ cũng có thể đưa ra những gợi ý và cũng nhau tìm giải pháp phù hợp nhất. Bằng cách này, khi đứa trẻ gặp vấn đề trong tương lai, trẻ sẽ không cần nhờ cha mẹ giúp đỡ nữa.

Khi cạn ý tưởng, cha mẹ có thể hỏi con mình câu hỏi thứ 5.

5. “Hậu quả những hành động này là gì”: Hướng dẫn trẻ suy nghĩ về hậu quả

Cha mẹ cần để trẻ suy nghĩ và hiểu rằng, đằng sau mỗi cách giải quyết đều có một hậu quả mà trẻ cần phải tự chịu, hỏi chúng liệu có chấp nhận được hậu quả này không?

Nếu trẻ không thể suy nghĩ rõ ràng vào thời điểm này, cha mẹ nên giúp con cái sắp xếp lại suy nghĩ và nói cho chúng biết hậu quả là gì. Cha mẹ cần tránh thuyết giáo và chỉ nói sự thật.

Đừng vội nổi cơn thịnh nộ, cha mẹ hãy dùng 8 câu nói khi trẻ gặp vấn đề - 2

6. “Con đã quyết định làm gì”: Cho phép trẻ suy nghĩ về hành động tiếp theo của mình

Sau khi phân tích tất cả các tình huống và hậu quả, trẻ cũng sẽ cân nhắc những ưu và nhược điểm và chọn giải pháp có lợi nhất. 

Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không đáp ứng mong đợi của cha mẹ thì vẫn cần được tôn trọng. Nếu cha mẹ thay đổi thái độ, trẻ sẽ không bao giờ tin tưởng cha mẹ nữa.

Hơn nữa, ngay cả khi trẻ lựa chọn sai, chúng có thể học được nhiều bài học quý giá và khó quên hơn từ sai lầm này.

7. “Con muốn cha mẹ làm gì”: Cho trẻ biết cha mẹ vẫn luôn bên cạnh con

Khi trẻ bày tỏ mong muốn được giúp đỡ, cha mẹ phải tích cực ủng hộ. Sự ủng hộ của cha mẹ chính là chỗ dựa vững chắc khiến trẻ tự tin hơn.

8. “Lần sau con nên làm gì”: Gợi ý trẻ nên học cách suy nghĩ

Sau khi sự việc qua đi, cha mẹ hãy cho trẻ cơ hội tự kiểm điểm bản thân. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, con mình còn nhỏ và không có khả năng giải quyết vấn đề. Trên thực tế, ngay cả những đứa trẻ còn rất nhỏ cũng biết cách giải quyết vấn đề của mình.

Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể thử đặt 8 câu hỏi trên trước, trẻ sẽ dần có khả năng tự giải quyết vấn đề và cha mẹ không cần lo lắng nữa.

Khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề là “tài sản” quan trọng nhất trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Khoản đầu tư nào của cha mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của con cái họ?

Khả năng nhận thức liên quan tới IQ tuy quan trọng nhưng có một thứ khác quan trọng không kém, cha mẹ nên sớm đầu tư cho con mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN