Dùng tiền lì xì nhiều năm để thay điện thoại cũ cho mẹ, không ngờ thái độ của bà lúc nhận quà khiến con trai vừa buồn vừa tủi

Sự kiện: Dạy con

Tưởng rằng mẹ sẽ xúc động khi nhận được món quà nhưng người con trai đã hoàn toàn thất vọng...

Đó là câu chuyện buồn của một bé trai ở thành phố Nam Thông (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), theo truyền thông địa phương.

Theo đó, khi thấy chiếc điện thoại của mẹ dùng lâu năm đã cũ, nhiều lúc hỏng hóc khiến mẹ bực mình, cậu bé đã tự mình đến cửa hàng điện thoại di động, dùng số tiền lì xì mà mình tiết kiệm mấy năm qua để mua cho mẹ chiếc điện thoại trị giá 1.400 NDT (gần 5 triệu đồng).

Những tưởng mẹ sẽ vô cùng vui sướng và xúc động khi nhận được món quà nhưng không, chị lập tức nổi trận lôi đình, tức giận mắng mỏ, thậm chí còn điên cuồng xúc phạm con. Hành động của mẹ khiến cậu bé sửng sốt, sau đó vừa buồn vừa tủi.

Người mẹ nổi trận lôi đình khi con trai mua điện thoại tặng.

Người mẹ nổi trận lôi đình khi con trai mua điện thoại tặng.

Bé vốn định dùng điện thoại mới quay lại phản ứng của mẹ, chẳng ngờ lại quay được clip về cách hành xử khó hiểu cùng những lời nói nặng nề. Trước thái độ tức giận của mẹ, cuối cùng cậu bé đành quay lại cửa hàng để trả chiếc điện thoại mới mua.

Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện và xem đoạn clip, chủ cửa hàng điện thoại đồng ý lấy lại hàng, đồng thời hoàn lại toàn bộ tiền cho cậu bé.

Chủ cửa hàng chia sẻ, cậu bé đến đây và bày tỏ nguyện vọng muốn mua một chiếc điện thoại giá vừa phải, có thể sử dụng lâu dài để tặng mẹ. Chiếc điện thoại cậu mua vốn là hàng trưng bày nên có giá rẻ hơn. Lúc thấy bé mang điện thoại quay lại mà vẫn còn nguyên, chủ cửa hàng thương tình nên đồng ý cho trả hàng.

Sau khi được đăng tải, câu chuyện đã khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt. Một số người cho rằng người mẹ tiếc tiền, không muốn con tiêu xài hoang phí nên mới phản ứng như vậy. Một số khác lại chỉ trích cách hành xử của cô.

- "Tiền mất đi có thể kiếm lại được nhưng tình cảm một khi đã bị tổn thương thì khó mà lành lại. Đây sẽ là món quà cuối cùng mà người mẹ này nhận được từ con trai",

- "Bà mẹ làm sao vậy nhỉ? Sau lại đối xử tệ bạc với con trai thế? Nếu không thích chiếc điện thoại thì chỉ cần nói nhẹ nhàng, từ chối khéo léo là được mà"...

Những cách hành xử của cha mẹ có thể làm con tổn thương suốt đời

Theo các chuyên gia tâm lý học và hành vi trẻ em, không chỉ cách dạy dỗ, định hướng hàng ngày mà ngay cả cách cư xử của cha mẹ cũng có tác động lớn đến nhận thức của con cái. Có những hành vi sai lầm, đi quá giới hạn đến mức làm tổn thương, gây hại cho tương lai của con trẻ.

Trong một số gia đình, có nhiều cha mẹ có tính cách cực đoan, mạnh mẽ, luôn tự làm theo ý mình vì cho rằng đó là điều tốt nhất cho con mà chưa từng lắng nghe những mong muốn của trẻ. Ảnh minh họa

Trong một số gia đình, có nhiều cha mẹ có tính cách cực đoan, mạnh mẽ, luôn tự làm theo ý mình vì cho rằng đó là điều tốt nhất cho con mà chưa từng lắng nghe những mong muốn của trẻ. Ảnh minh họa

Khiến con sợ hãi

Một số phụ huynh cho rằng yêu thương đồng nghĩa với việc bắt con cái phải làm theo ý muốn, cảm xúc của mình. Nhiều đứa trẻ có thể cảm nhận được tâm trạng của cha mẹ thông qua tiếng bước chân, tiếng đặt đồ vật… Chúng luôn phải sống trong e dè, sợ hãi. Về phía cha mẹ, họ cho rằng họ đang làm tất cả vì lợi ích của con và con cái cần phải biết ơn, không được tỏ ra hoài nghi những việc làm đó.

Có thói quen đánh/ mắng con

Chúng ta đôi lúc mất bình tĩnh và trở nên nóng giận với 1 hành vi nào đó của trẻ. Những lúc như vậy, chúng ta thường la mắng, thậm chí đánh đau trẻ nhằm mong trẻ nhớ và không tái phạm.

Việc dùng lời chửi mắng hay đánh đòn roi là cách làm thiếu kỹ năng và thiếu khả năng kiềm chế của cha mẹ. Nó đã vô tình làm não bộ non nớt của những đứa trẻ hiểu rằng: làm đau ai đó bằng cách đánh hay gây tổn thương tinh thần ai đó bằng lời nói như chửi khi bực nhọc khó chịu là được phép, thậm chí với cả người họ yêu thương. Thay vì nó là công cụ răn đe thì nó lại trở thành công cụ khuyến khích những hành vi bạo lực ở trẻ.

Do đó, đứa trẻ thường học cách bạo lực với bạn bè và trở thành 1 người chồng/vợ bạo lực sau này với những người yêu thương của trẻ như vợ/chồng con cái.

Muốn con phải có trách nhiệm như người lớn

Một số phụ huynh thường "san sẻ" trách nhiệm của họ lên đôi vai con cái. Ví dụ như khiến con nghĩ rằng chúng là lý do làm bố mẹ mệt mỏi, uống rượu bia… Dần dần, con trẻ sẽ bị cuốn theo những xung đột của người lớn. Cha mẹ bắt con nghe những lời than vãn, phàn nàn nhưng lại không cho con được bày tỏ quan điểm cá nhân như một người lớn thực sự.

Không bao giờ thỏa mãn với thành tích con đạt được

Nhóm phụ huynh này thường khao khát con mình phải đứng vị trí số 1 hay đạt thành tích xuất sắc. Những gì mà trẻ cố gắng dường như không bao giờ là đủ để làm vừa lòng cha mẹ. Việc đưa ra những lời nhận xét sai lệch có thể làm tổn thương con cái và khiến chúng nghĩ rằng mình là nỗi thất vọng của cha mẹ.

Bắt con cái phải nghe lời nhưng nếu sai lầm là do con gây ra

Cha mẹ coi con như một món đồ, họ vẽ ra kế hoạch và bắt con đi theo đúng con đường mà họ đã định. Họ cũng không mấy quan tâm đến hậu quả của việc kiểm soát con cái quá mức và nếu có vấn đề gì thì đó là do lỗi của con.

Cha mẹ quá quyền lực, quyết định mọi việc của con

Trong một số gia đình, có nhiều cha mẹ có tính cách cực đoan, mạnh mẽ, luôn tự làm theo ý mình vì cho rằng đó là điều tốt nhất cho con mà chưa từng lắng nghe những mong muốn của trẻ. Khi lời nói bị coi nhẹ, con sẽ cảm giác bản thân kém cỏi, không đủ quyết tâm để làm các việc khác. Là cha mẹ, thay vì làm hết mọi thứ hộ con, nên trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ.

Yêu thương và dành thời gian đồng hành cùng con là điều bố mẹ nào cũng nên làm. Hãy giúp trẻ xây dựng lòng tự tin ngay từ khi con nhỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Dù bạn có nhận ra hay không thì cách bạn được nuôi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến cách bạn ra quyết định khi trưởng thành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thư Di ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN