Điểm gần tuyệt đối nhưng vẫn bị bố mẹ mắng, cậu bé tức giận bỏ đi trong đêm

Sự kiện: Dạy con

Có 4 cấp độ nuôi dạy con cái, bạn thuộc cấp độ nào? Tuỳ theo từng cấp độ sẽ có những biểu hiện cha mẹ cần sửa đổi trong quá trình dạy dỗ con mình.

Cách đây không lâu, có một cậu bé 14 tuổi ở Trung Quốc ngồi bên đường khác vào lúc nửa đêm. Khi công an đi tuần tra và phát hiện cậu bé, câu trả lời của cậu khiến mọi người xót xa.

Hóa ra là cậu thi được 630/700 điểm, đứng thứ 4 trong lớp là thứ 20 toàn khối. Thế nhưng, thay vì khen ngợi hay khuyến khích con mình, bố mẹ của cậu bé là buộc tội cậu chưa đủ chăm chỉ, cần phải nỗ lực hơn nữa.

Cảm thấy những lời bố mẹ mình quá phi lý, cậu đã cãi nhau một trận kịch liệt rồi bỏ nhà đi trong cơn tức giận. Cậu nói mình không thể hiểu tại sao thi được 630 điểm mà về nhà vẫn bị mắng.

Cậu bé tại đồn cảnh sát.

Cậu bé tại đồn cảnh sát.

Nhìn bộ dạng đau khổ và buồn bã của cậu bé, nhiều người không khỏi xót xa thay.

Cha mẹ nào cũng đặt nhiều kỳ vọng vào con cái, muốn con mình học hành giỏi giang. Thế nhưng, làm thế nào để giáo dục con cái đúng cách, để chúng phát triển theo mong muốn của chính mình, đó thực sự là một bài toán khó dành cho bố mẹ.

Việc nuôi dạy con được chia thành 4 cấp độ, bạn đang thuộc cấp độ nào?

Cấp độ 1: Sỉ nhục con cái

Có một thực tế cho thấy, bố mẹ thường xuyên chửi mắng con cái, họ hiếm khi hoặc thậm chí chẳng bao giờ khen ngợi con cái. Theo quan điểm của họ, dù con cái cần phải áp dụng biện pháp mạnh bằng đòn roi hoặc chửi mắng thì chúng mới sợ mà biết nghe lời hơn.

Trên thực tế, việc bố mẹ đánh đập, coi thường và chế giễu không những không giúp con cái tốt hơn mà còn khiến chúng bị tổn thương.

Điểm gần tuyệt đối nhưng vẫn bị bố mẹ mắng, cậu bé tức giận bỏ đi trong đêm - 2

Một bác sĩ tâm lý ở Trung Quốc từng kể một trường hợp dưới đây:

“Có một cô bé đang học lớp 12 không muốn tới trường và không thể hoà đồng với các bạn cùng lớp. Khi mẹ cô bé đưa tới gặp bác sĩ tâm lý, cô bé cứ cúi đầu không nói thành lời. 

Thấy vậy, người mẹ lo lắng và giận dữ, huyên thuyên về lỗi lầm của con gái suốt buổi. Người mẹ chê con gái mình lúc nào mặt mũi cũng buồn rầu, rụt rè, điểm số thấp tệ, than thở tại sao mình lại sinh ra một đứa con gái vô dụng như vậy.

Người mẹ thản nhiên chê bai con mình thậm tệ trước mặt bác sĩ, hoàn toàn phớt lờ thể diện và lòng tự trọng của con. Đối mặt với những lời chế nhạo từ mẹ mình, cô bé không có cơ hội mở lời, chỉ biết cúi đầu lấy tay lau nước mắt”.

Mọi đứa trẻ đều mong muốn nhận được sự khẳng định, khen ngợi và khuyến khích từ bố mẹ mình. Nếu bố mẹ luôn chế nhạo, sỉ nhục và sử dụng đòn roi, chúng sẽ nghĩ mình thật tệ, không đáng được yêu thương, dần dần trở thành một đứa trẻ thiếu tự tin.

Cấp độ thứ 2: Sợ hãi

Trên mạng xứ Trung có nhiều tin tức rất đau lòng như con gái 11 tuổi chép bài bạn bị bố đánh đập dã man. Mẹ trực tiếp lòng vật nóng làm bóng tay con gái vì không làm xong bài tập được giao. Một người cha đánh con trai không thích làm bài tập cho tới khi toàn thân bầm tím.

Nhìn số lượng roi mây được bán ra trên các trang thương mại điện tử khiến người ta phải lạnh sống lưng.

Điểm gần tuyệt đối nhưng vẫn bị bố mẹ mắng, cậu bé tức giận bỏ đi trong đêm - 3

Nhà tâm lý học Wu Zhihong (Trung Quốc) từng kể một câu chuyện dưới đây:

“Một cặp vợ chồng nhạc sĩ hy vọng con trai mình có thể chơi đàn tốt. Vì thế, họ sẵn sàng dạy con bằng gậy rất tàn nhẫn. Khi phát hiện ra con mình lén đọc tiểu thuyết trong thời gian luyện đàn, người mẹ đã đánh cậu bé rất dã man.

Theo thời gian, cậu bé ngày càng ghét chơi đàn, không muốn đụng tới nó và nảy sinh lòng thù hận với bố mẹ mình”.

Giáo dục bằng đòn roi có thể khiến con cái ngoan ngoãn ngay lập tức nhưng không thể khiến chúng tự giác. Bố mẹ nên coi con cái như một con người chứ không phải là một loài động vật để thu phục.

Cấp độ thứ 3: Tôn trọng và khen ngợi

Một nghiên cứu cho thấy: “Nếu một người thường xuyên bị nhận xét tiêu cực, họ chỉ phát huy được 20-30% khả năng của mình. Nếu họ được gia đình công nhận, khả năng phát triển sẽ tăng lên 70-80%”.

Nói cách khác, những lời động viên, khen ngợi của bố mẹ dành cho con chính là động lực mạnh mẽ nhất để con tiến lên phía trước.

Điểm gần tuyệt đối nhưng vẫn bị bố mẹ mắng, cậu bé tức giận bỏ đi trong đêm - 4

Khi còn trẻ nhà tâm lý học nổi tiếng Albert Adler thường bị người khác chế giễu vì “chậm nói” và “chậm phát triển”. Điều này khiến ông ngày càng trở nên tiêu cực và tự ti.

Khi cha ông phát hiện ra tình trạng của con trai mình đã khuyến khích rằng: “Con không cần phải tin những gì người khác nói. Con là một cậu bé tốt bụng, chỉ cần con dũng cảm tiến lên, con sẽ thấy mình có nhiều khả năng phi thường. Vì vậy, con đừng để khó khăn trước mắt kìm chế năng lực của bản thân”.

Lời nói của cha giống như một tia nắng, chiếu sáng và sưởi ấm trái tim ảm đạm của ông. Dưới sự giáo dục của người cha, ông không chỉ trở nên dũng cảm, tự tin mà còn cải thiện rõ rệt thành tích học toán, trở thành học sinh có điểm toán cao nhất lớp.

Cấp độ thứ 4: Buông tay

Có một bộ phim hoạt hình kể về gấu mẹ dẫn con vượt qua ngọn núi phủ đầy tuyết. Khi sắp lên tới đỉnh núi, vì tuyết quá trơn nên gấu con bị trượt xuống một đoạn đường dài.

Gấu mẹ lo lắng đứng trên đỉnh núi quan sát mà không xuống giúp gấu con. Nó chỉ nhìn gấu con leo lên rồi bị tụt xuống cho tới khi gấu con tự mình leo lên đỉnh núi.

Khi coi xong đoạn video này, một cư dân mạng bình luận rằng: “Bố mẹ không thể ở bên con mãi, con phải học cách tự dựa vào chính mình, đây là bài học quan trọng mà gấu mẹ đã dạy cho gấu con”.

Điểm gần tuyệt đối nhưng vẫn bị bố mẹ mắng, cậu bé tức giận bỏ đi trong đêm - 5

Nếu bố mẹ bảo bọc con quá kỹ, không cho con cơ hội thử sức, chúng sẽ chẳng bao giờ học được tính tự lập và mạnh mẽ. Chỉ bằng cách buông tay, cha mẹ học cách lùi lại phía sau, dù tàn nhẫn nhưng đó mới là điều tốt nhất cho con mình.

Khi trẻ trải nghiệm được thất bại hết lần này tới lần khác, khám phá được năng lực của bản thân, chúng mới tự tin đối mặt với những thử thách trong tương lai.

Có một người mẹ kể lại về trải nghiệm của mình với cô con gái. Khi con gái cô tham gia trại hè năm lớp 5, phải xa nhà 20 ngày. Thời gian đầu, vợ chồng cô gọi điện cho con gái mỗi ngày để hỏi thăm tình hình.

Vào ngày thứ 3, cô con gái nói với họ rằng, có quá nhiều người gọi và các bạn phải xếp hàng mỗi ngày. Vì thế, 2 vợ chồng đã ngừng gọi điện và lái xe 2 tiếng tới trại để thăm con gái. Theo quy định, người nhà không được vào thăm nên 2 vợ chồng không ngừng lo lắng cho con gái.

Kết quả là sau 20 ngày trại hè kết thúc, con gái họ không chỉ thể hiện rất tốt mà khả năng tự chăm sóc bản thân cũng được cải thiện rất nhiều.

Vào lúc đó, cuối cùng họ cũng hiểu: Nuôi dạy một đứa trẻ là một quá trình buông tay để con tự lập.

Bản chất của bố mẹ là yêu thương con cái. Lựa chọn buông tay và đứng nhìn từ xa chính là tình yêu sâu đậm nhất mà cha mẹ dành cho con cái. Khi con cái lớn dần, sự buông tay của cha là điều cực kỳ cần thiết, rất tiếc không phải cha mẹ nào cũng hiểu được điều này.

Tóm lại, 4 cấp độ này phổ biến trong mọi gia đình hiện nay, tuỳ theo từng cấp độ bố mẹ nên có sự thay đổi để dạy con được khoa học hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Trẻ không biết hòa đồng với mọi người, mọi phương pháp giáo dục đều vô nghĩa

Một đứa trẻ biết nhờ người khác giúp đỡ, hiểu được sự hợp tác, hòa đồng nhất định sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo THUỲ LINH (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN