Trẻ không biết hòa đồng với mọi người, mọi phương pháp giáo dục đều vô nghĩa

Sự kiện: Dạy con

Một đứa trẻ biết nhờ người khác giúp đỡ, hiểu được sự hợp tác, hòa đồng nhất định sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Khi một đứa trẻ mới được sinh ra, thế giới của chúng chỉ có cha mẹ. Khi trẻ lớn dần, chúng sẽ có bạn bè, thầy cô, người yêu, đồng nghiệp, đối tác, đối thủ cạnh tranh… Sự trưởng thành của trẻ là quá trình chúng không ngừng tìm kiếm vị trí của mình trong xã hội. Vì thế, cách giáo dục tốt nhất cho trẻ là nuôi dưỡng khả năng xã hội cho chúng.

Trẻ có thể tự suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề

Tại một trường mẫu giáo ở Mỹ, Alex cho bạn cùng lớp của mình là Jonathan chơi đồ chơi cùng. Thế nhưng, khi Alex muốn lấy lại đồ chơi thì Jonathan lại không đồng ý. Alex cố gắng giật lại món đồ chơi, Jonathan đã đá cậu 1 cái, sau đấy cả 2 lao vào ẩu đả nhau.

Trẻ không biết hòa đồng với mọi người, mọi phương pháp giáo dục đều vô nghĩa - 1

Trong khi đó, chị gái của Alex là Alison khi đối mặt với tình huống tương tự nhưng lại có cách giải quyết khéo léo hơn.

Melissa có một túi hạt giống và Alison muốn chơi cùng nhưng cô bé không đồng ý.

Đứng trước tình huống này, Alison không dùng bạo lực để giải quyết mà nói: “Tớ sẽ cho bạn mượn chiếc xe đạp của mình”.

Melissa vẫn phớt lờ lời đề nghị này, từ chối chia túi hạt giống của mình. Thấy vậy, Alison hỏi tiếp: “Cậu định làm gì với túi hạt giống này vậy”

“Mình sẽ trồng nó”, Melissa nói.

Nghe vậy, Alison vội vàng đi tìm một cái xẻng, đề nghị 2 người cùng nhau gieo hạt, sau khi nở hoa có thể cùng nhau hái hoa.

Alison vui vẻ chấp nhận lời đề nghị.

Cả 2 vui vẻ cùng nhau trồng, tưới nước và chăm sóc những cái cây của mình, đợi nó tới ngày nở hoa.

Qua câu chuyện trên có thể thấy rằng, những đứa trẻ như Alex không có tư duy giải quyết vấn đề, thường xử lý mọi chuyện bằng sự cực đoan là bạo lực.

Theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, trí tuệ, tính cách của trẻ, thậm chí là sự giao tiếp giữa các cá nhân và sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Alison, ngược lại là đứa trẻ biết suy nghĩ. Cô bé hiểu rằng, việc mất bình tĩnh là điều vô ích, chỉ có tập trung giải quyết vấn đề thì sự việc mới được giải quyết ổn thỏa và có thể đạt được điều mình muốn.

Albert Einstein từng nói: “Điều quan trọng đối với trẻ em là học cách suy nghĩ và giải quyết độc lập hơn là tiếp thu kiến ​​thức”.

Khi con cái lớn lên, cha mẹ nên là người hướng dẫn và lắng nghe nhiều hơn, thay vì chỉ huy và ra lệnh. Đồng thời, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ đưa ra phán đoán, động viên trẻ tự nghĩ cách xử lý vấn đề.

Trẻ sẽ đồng cảm để hiểu người khác

Lôi Lôi (Trung Quốc) là một cậu bé tinh nghịch, thường giật đồ chơi của bạn bè. Dù mẹ có la mắng như thế nào cậu bé cũng không thay đổi tính cách.

Cho đến một ngày, mẹ của Lôi Lôi nghĩ ra một ý tưởng. Cô nhờ chồng giấu một số thẻ nhỏ ở nhà làm mật hoa, cô và Lôi Lôi đóng vai những chú ong chăm chỉ, thi xem ai thu được nhiều mật hoa hơn.

Sau khi tích cực tìm kiếm, Lôi Lôi chỉ trong thời gian ngắn đã thu thập được rất nhiều thẻ, nhưng người mẹ lúc đó lại chẳng làm gì.

Trẻ không biết hòa đồng với mọi người, mọi phương pháp giáo dục đều vô nghĩa - 2

Khi Lôi Lôi tự hào khoe chiến tích của mình, người mẹ giật lấy và nói mình mới là người chiến thắng.

Cậu bé uất ức không chấp nhận điều này, còn khóc rất to.

Người mẹ hỏi Lôi Lôi: “Con thấy cách làm của mẹ là đúng sao”.

Lôi Lôi lắc đầu kịch liệt.

Mẹ lại hỏi: “Rồi con có giận và buồn mẹ không?”.

Lôi Lôi lần nữa gật đầu lia lịa.

Thấy con có vẻ đã hiểu chuyện, người mẹ nói tiếp: “Khi con giành giựt đồ chơi của các bạn, hoặc chơi khăm khiến bạn tức giận, bạn sẽ buồn như con bây giờ”.

Thông qua trò chơi này, người mẹ đã dạy con mình một bài học. Kể từ đó, Lôi Lôi cũng bỏ được tật xấu giật đồ chơi của bạn.

Là cha mẹ, chúng ta cần cho con cái biết rằng, thế giới này không xoay quanh cảm xúc và sở thích của riêng chúng, ai cũng có niềm vui, nỗi buồn của mình. Mỗi người cần phải học cách đồng cảm.

Nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers từng nói: "Đồng cảm là khả năng thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của người khác trong giao tiếp giữa các cá nhân”.

Chỉ khi trẻ có sự đồng cảm, chúng mới có thể hiểu người khác, hành động cẩn thận, hòa đồng, biết chia sẻ hơn.

Trong một cuốn sách có tên “Khả năng giao tiếp có thể rèn luyện” có viết: “85% thành công của một người đến từ khả năng giao tiếp và 15% đến từ năng lực”.

Khi trẻ học cách diễn đạt, nhiều vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng. Một người biết giao tiếp sẽ có con đường phát triển sự nghiệp suôn sẻ.

Trẻ biết hòa đồng, đôi bên cùng có lợi sẽ rất tốt cho sự phát triển

Có câu nói “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau”.

Một mình hành động không vướng mắc nhiều thứ nên sẽ tiến nhanh, nhưng nhiều người sát cánh bên nhau, có thể giúp đỡ, hỗ trợ thì sẽ tiến xa hơn.

Trẻ không biết hòa đồng với mọi người, mọi phương pháp giáo dục đều vô nghĩa - 3

Bộ phim “Becoming you” kể về câu chuyện của cô bé Anneken 4 tuổi.

Anneken và bố mẹ sống ở Ulantaiga, Mông Cổ, Trung Quốc, một trong những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất thế giới.

Vào một ngày, khi cô bé cùng bố mẹ đi trên đường di cư, nhiệt độ ban đêm có thể xuống âm 40 độ nên họ cần dựng lều trước khi mặt trời lặn.

Lúc này, ai cũng phải cố gắng hết sức. Mẹ nhờ cô bé Anneken giúp nhặt một ít tuyết mang về nấu ăn. Vì tuyết sạch cách chỗ hiện tại rất xa, nếu cô bé đi một mình sẽ rất khó.

Vì thế, cô bé quay lại tìm người bạn Tisman của mình và nhờ bạn mang theo chiếc xô lớn đựng tuyết. Đây là lần đầu tiên cô bé tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người bên ngoài gia đình mình. Và cô bé đã hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ khó khăn.

Qua nhiệm vụ này, Anneken hiểu tầm quan trọng của việc hợp tác với những người khác. Cô bé hiểu rằng, hợp tác với những người khác có thể làm được nhiều việc hơn là một mình.

Nhà tâm lý học Albert Adler cho biết: “Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, trách nhiệm của cha mẹ là dạy chúng hợp tác. Một đứa trẻ có thể hợp tác không chỉ có lợi thế trong giao tiếp mà còn có sự cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân”.

Trên thực tế, nền giáo dục hiện nay thiên về việc thúc đẩy trẻ cạnh tranh, trở thành người giỏi nhất nhưng quên dạy trẻ “hợp tác là gì”, “hợp tác như thế nào”.

Hợp tác là một quá trình trong đó trẻ đạt được điều gì đó nhờ nỗ lực của mình. Đó là cơ sở để trẻ hòa nhập vào tập thể, là con đường tắt tốt nhất để giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Cha mẹ nên khuyến khích con mình tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bạn cùng lớp khi gặp khó khăn, thay vì thu mình lại hoặc dễ dàng bỏ cuộc. Hãy để trẻ giải quyết các vấn đề trong sự hợp tác và tìm ra một tình huống đôi bên cùng có lợi.

Nguồn: [Link nguồn]

6 điều cha mẹ bỏ lỡ nhiều nhất khi dạy con, đến khi phát hiện thì đã muộn

Cha mẹ không nên làm hết mọi thứ cho con mình, điều đó chỉ khiến bản thân thêm mệt mỏi và con cái ỷ lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN