Điểm chuẩn Ngành kế toán: Chỗ cao ngất ngưởng, nơi thấp lè tè

Nếu như trước đây, Kế toán - Kiểm toán hút nhân lực với thu nhập cao, thì hiện nay, đây là một trong ngành dư thừa lao động. Thí sinh nên cân nhắc kỹ để tránh những ngành học đang thừa nhân lực.

Bạn Thùy Dương hỏi: Năm nay em muốn thi ngành Kế toán nhưng vẫn lo lắng không biết ngành kế toán sẽ làm gì? Những năm gần đây, thí sinh đổ xô thi vào ngành này, sao điểm chuẩn cao mà  thất nghiệp vẫn nhiều?

Trả lời: Nếu như trước đây, Kế toán - Kiểm toán hút nhân lực với thu nhập cao, thì hiện nay, đây là một trong ngành dư thừa lao động. Hiện trạng ngành kế toán thất nghiệp nhiều, phải làm trái ngành. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 của các trường ĐH, CĐ, TCCN vẫn lên đến hàng chục ngàn sinh viên.

Lý giải hiện tượng thất nghiệp, nhiều tổ chức cho rằng hiện lượng sinh viên ra trường ngành Kế toán là lớn nhất. Vậy nhu cầu nhân lực sẽ phải dư thừa. Thừa số lượng nhưng thiếu chất lượng.

Theo thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự cho bộ phận kế toán có đến 80% – 90% những sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được với công việc của một “Kế toán” thực sự.

Thực tế, những sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học được trang bị rất tốt về lý thuyết và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng lại không được thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn nhiều hạn chế.

Công việc của 1 kế toán viên thật sự ở Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là hạch toán đúng với quy định của chế độ kế toán và tuân thủ tốt chuẩn mực kế toán mà còn phải tuân thủ đúng các luật thuế và các luật chuyên ngành khác.

Nhưng chính luật thuế và các luật chuyên ngành khác liên quan đến công tác kế toán thì những sinh viên mới ra trường lại nắm chưa thật chắc và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm để xử lý sao cho có lợi nhất cho phía Doanh nghiệp.

Khối kiến thức chung mang nặng tính lý thuyết giáo điều, trong khi khối kiến thức chuyên ngành lại bị xé lẻ. Các doanh nghiệp thì lại muốn tuyển những người có thể làm công việc chuyên môn được ngay để giảm bớt chi phí và thời gian đào tạo.

Số lượng học viên trong một lớp quá lớn (30 đến 100 sinh viên/ lớp), trong khi đó chỉ có 1 giáo viên hướng dẫn nên việc đào tạo kỹ năng làm việc ở các trường là hết sức hạn chế.

Chương trình học tập cần cho phép sinh viên làm chủ việc học – dù là học tập cá nhân hay theo nhóm – khuyến khích tư duy độc lập và giải quyết vấn đề thông qua chuỗi các hoạt động liên quan tới tài chính và kinh tế, thông qua kĩ năng đọc hiểu và soạn thảo trong các môn học chuyên đề; hoặc trong các buổi thảo luận có hướng dẫn và các buổi thuyết trình.  Những công việc cụ thể mà một nhân viên kế toán có thể đảm nhiệm:

- Kiểm toán : Kiểm tra sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.

- Phân tích ngân sách : Có trách nhiệm phát triển và quản lý các kế hoạch tài chính của một doanh nghiệp.

- Tài chính : Lập báo cáo tài chính dựa trên sổ sách kế toán tổng hợp và tham gia vào việc đưa ra những quyết định tài chính quan trọng có liên quan sát nhập và mua lại công ty.

- Kế toán quản trị : Phân tích cơ cấu của các doanh nghiệp.

- Thuế: Đóng vai trò như một cơ quan thuế có đăng ký lập các báo cáo và tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.

- Rủi ro kinh doanh: Xác định rủi ro kinh doanh về mặt chiến lược về hoạt động, đưa ra đánh giá về hiệu quả điều hành doanh nghiệp và triển khai các phương án phòng trừ rủi ro kinh doanh.

- Kế toán môi trường: Giải quyết các vấn đề giúp hoạt động của công ty vừa có thể sinh lợi nhuận lại vừa đảm bảo yêu cầu thân thiện với môi trường .

- Kế toán pháp lý: Xác định và theo dõi các hành vi gian lận, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, những tư liệu này sẽ được coi là bằng chứng để giải quyết các vụ việc liên quan đến pháp luật.

- Chuyên gia kế toán quốc tế: Xử lý các giao dịch xuyên biên giới, các hợp đồng ngoại thương và các hoạt động giao thương quốc tế.

Dự đoán của các chuyên gia về nghề nghiệp cho biết, đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán còn lên đến 22%. 

Hiện nay, có nhiều người thất nghiệp nhưng những vị trí cần năng lực chuyên môn cao như giám đốc tài chính, kế toán trưởng,…của nhiều doanh nghiệp hiện được giao cho người nước ngoài với mức lương khủng, giao động từ 100 đến 200 triệu một tháng. 

Bạn Kim Thoa hỏi: Nếu được 24 điểm, em nên đăng ký vào trường nào để đỗ ngành Kế toán?

Trả lời: Hiện nay, tính riêng khu vực Hà Nội, có khoảng 30 trường đại học đào tạo ngành Kế toán - Kiểm toán. Dù các thống kê vài năm gần đây cho thấy ngành này đang dư thừa nhân lực, các trường vẫn tuyển với chỉ tiêu ở mức cao.

Các trường top đầu như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, HV Tài chính, HV Ngân hàng,… điểm đầu vào của ngành Kế toán cao ngất ngưởng, dao động từ 20-26 điểm.

Các trường khác cũng đào tạo nhưng điểm chuẩn thấp chỉ từ điểm sàn trở lên (15-20 điểm): ĐH Công đoàn, ĐH Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Dân lập Thăng Long, ĐH Đại Nam,…

Các trường đào tạo ngành này khá lớn.

Cụ thể, năm 2017, Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển sinh ngành Kế toán với 780 chỉ tiêu, lớn thứ nhất trong số 30 ngành đào tạo đại học của trường.

ĐH Thương Mại tuyển ngành Kế toán với 350 chỉ tiêu.

Đại học Ngoại thương tuyển sinh ngành Kế toán là 150 chỉ tiêu.

Năm 2017, ĐH Kinh tế Quốc dân  tuyển ngành Kế toán với 400 chỉ tiêu.

Theo thống kê điểm chuẩn của ngành Kế toán ở trường ĐH Kinh tế quốc dân trong 5 năm trở lại đây, điểm chuẩn dao động từ 24-26 điểm.

Tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh các trường Đại học, Cao đẳng 2017 tại đây

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN