ĐH Y Dược TP.HCM nói gì về mức học phí lên đến 70 triệu/năm?

Sự kiện: Giáo dục

“Trường không để xảy ra trường hợp thí sinh nghèo, học giỏi thi đậu nhưng không thể học ở trường vì học phí cao”, đại diện trường ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định.

Mấy ngày gần đây, thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố mức học phí năm học 2020 – 2021, trong đó nhiều ngành học có mức tăng gấp 4-5 lần so với năm 2019 đã gây xôn xao dư luận.

Theo đề án tuyển sinh công bố ngày 1/6, Trường ĐH Y dược TPHCM dự kiến mức thu học phí năm học 2020- 2021 dao động từ 30- 70 triệu đồng/ năm. Học phí năm học sau tăng 10% năm học trước… Trong khi đó, học phí Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm trước dao động hơn 31 triệu đồng/ sinh viên.

ĐH Y Dược TP.HCM nói gì về mức học phí lên đến 70 triệu/năm? - 1

Theo đó, học phí dự kiến năm học 2020-2021 đối với ngành Răng Hàm Mặt lên tới 70 triệu đồng/năm, Y khoa là 68 triệu đồng/năm. Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại dao động từ 30-50 triệu đồng/năm.

Lý giải về mức tăng học phí, đại diện trường ĐH Y Dược TP.HCM cho rằng, mức học phí tính theo chi phí đào tạo một sinh viên. Các năm trước, trường thu khoảng 14-15 triệu đồng/năm. Phần còn lại Nhà nước bù lỗ, Bộ Y tế góp vào phần kinh phí này.

Từ ngày 1/1, trường thực hiện tự chủ, bộ không còn góp kinh phí đào tạo cho trường. Do đó, ĐH Y Dược TP.HCM phải tính đúng, đủ chi phí đào tạo. Thậm chí chi phí đào tạo ở nhiều ngành còn cao hơn với mức trường đã thông báo.

“Trường không để xảy ra trường hợp thí sinh nghèo, học giỏi thi đậu nhưng không thể học ở trường vì học phí cao. Theo quy định, trường trích 8% học phí cấp học bổng hỗ trợ sinh viên nghèo, học giỏi. Trường liên kết với ngân hàng để làm chính sách vay, đồng thời có các mạnh thường quân, công ty đồng hành trong việc tìm kiếm những em khó khăn để hỗ trợ”, đại diện trường ĐH Y Dược TP.HCM cho hay.

Trong khi đó, ông Ngô Việt Thắng, Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, với mức học phí 70 triệu đồng/năm, mỗi học sinh sẽ phải mất ít nhất hơn 10 triệu đồng/tháng để sống tối thiểu, chưa tính tiền mua sắm tài liệu, giáo trình.

Theo ông Thắng, hiện các cơ sở giáo dục xây dựng giá học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT, quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo.

Trong đó có 2 loại hình: Thứ nhất, các trường sử dụng ngân sách nhà nước, sẽ áp theo định mức kĩ thuật do Bộ GD-ĐT ban hành, trên cơ sở đó các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không được vượt quá mức trần.

Thứ hai, các trường thực hiện tự chủ chi thường xuyên sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật do trường ban hành.

Khi đó, nhiều trường tự chủ dù cùng ngành học nhưng có thể sẽ có nhiều mức học phí khác nhau do cách đào tạo, cơ sở vật chất… khác nhau.

Theo Thông tư 14, chi phí đào tạo trực tiếp chiếm 62%, trong đó tiền lương chiếm 33%; chi phí quản lý, chi phí gián tiếp chiếm 25%, còn lại là chi phí cho thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết, các quỹ…

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế vào cuộc để làm rõ vụ học phí trường Y Dược lên đến 70 triệu/năm

Đại diện Bộ Y tế cho rằng, nhiều ngành học của trường ĐH Y Dược TP.HCM có mức tăng gấp 4-5 lần so với năm 2019 là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN