Dấu hiệu con đang bị stress và cách cùng bé vượt qua

Sự kiện: Giáo dục

Vào những khoảng thời gian ôn tập, chuẩn bị thi cử là những thời điểm rất áp lực và căng thẳng cho trẻ. Là cha mẹ, điều quan trọng là phải có ý thức về cách quản lý cảm xúc để không gây áp lực lên trẻ cũng như giúp trẻ giảm thiểu tối đa sự căng thẳng.

Cách nhận biết khi trẻ căng thẳng

Dấu hiệu con đang bị stress và cách cùng bé vượt qua - 1

Bác sĩ Sanveen Kang-Sadhnani, Nhà tâm lý học lâm sàng chính tại Trung tâm Nhi khoa Thomson (Trung tâm Phát triển Trẻ em) cho biết: Với những trẻ em hiếm khi nói bằng lời rằng chúng đang gặp căng thẳng, cha mẹ có thể nhận thấy thông qua những biểu hiện thay đổi trong hành vi và thậm chí sự ốm yếu về thể chất của trẻ.

Những thay đổi phổ biến có thể bao gồm hành động cáu kỉnh hoặc ủ rũ, rút ​​lui khỏi các hoạt động thường ngày, thường xuyên thể hiện sự lo lắng, phàn nàn nhiều hơn bình thường về trường học, khóc, thể hiện phản ứng sợ hãi thái quá, bám lấy cha mẹ hoặc giáo viên, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Căng thẳng cũng có thể xuất hiện trong các triệu chứng thực thể như đau dạ dày, buồn nôn và đau đầu. Nếu một đứa trẻ có dấu hiệu phải đi khám bệnh thường xuyên hoặc phàn nàn về đau bụng hoặc đau đầu liên tục (mặc dù không có bệnh án ốm yếu), cần chú ý theo dõi.

Cách kiểm soát sự căng thẳng ở trẻ

Tập kiểm soát hơi thở

Dấu hiệu con đang bị stress và cách cùng bé vượt qua - 2

Dạy trẻ cách bình tĩnh khi bị căng thẳng - điều này có thể có nghĩa là học cách tránh xa việc học hành, ôn thi một lúc khi cảm thấy áp lực và trở lại khi đã nạp đủ và tràn đầy năng lượng.

Dạy con lắng nghe cơ thể

Trẻ sẽ rất bình thường khi dạ dày cảm thấy bồn chồn trong ngày đầu tiên đến trường, hoặc háo hức đi chơi. Nhưng khi dạ dày của chúng bị đau thường xuyên hoặc thức dậy liên tục với cơn đau đầu là một dấu hiệu cho thấy quá nhiều chuyện xảy ra.

Cách giúp trẻ giảm căng thẳng

Dấu hiệu con đang bị stress và cách cùng bé vượt qua - 3

- Cung cấp cho con một nơi an toàn, nơi chúng sẵn sàng thảo luận về những thách thức của chúng với bạn, dạy cho trẻ những kỹ thuật quản lý căng thẳng đơn giản và cũng đảm bảo rằng bé đang được nghỉ ngơi đầy đủ và có đủ dinh dưỡng.

- Trẻ phải có đủ sức mạnh tinh thần và thể chất để đối phó với cuộc sống hàng ngày và căng thẳng, đặc biệt là trong thời gian thi. Có được một đêm ngủ ngon lành, nghỉ ngơi và bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng bổ dưỡng, ăn sáng, có thể đơn giản như yến mạch hoặc Milo, rất quan trọng.

- Điều quan trọng nữa là phải phân biệt căng thẳng chấp nhận được với căng thẳng độc hại. Căng thẳng tích cực là một phần bình thường của học tập và phát triển. Khi trẻ học cách đối phó với sự thất vọng, vượt qua những trở ngại và đương đầu với thử thách, chúng sẽ trải qua một số căng thẳng nhất định. Mức độ căng thẳng này thường an toàn và có thể kiểm soát được, đặc biệt nếu một đứa trẻ có sự hỗ trợ của môi trường gia đình lành mạnh.

Nhưng khi cha mẹ phản ứng tiêu cực vì bị căng thẳng bởi con họ không sống theo mong đợi, điều đó ảnh hưởng xấu đến sự tự tin của trẻ.

Những nguyên tắc không thể quên khi cho con dùng máy tính

Trẻ em, thậm chí ngay cả bạn cũng không thể lường hết được những hệ lụy của internet trong thời công nghệ 4.0 này....

Lắng nghe khi con sợ hãi và lo lắng. Giảm thiểu các thách thức vượt quá sự chịu đựng của trẻ và giúp đỡ ngay khi cần thiết. Tất cả những điều này mang lại thông điệp rằng bé không một mình mà luôn có cha mẹ bên cạnh. Điều này đặc biệt mang lại sự an tâm cho trẻ rất nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hàn Ly (Theo thenewageparents) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN