Đắk Lắk: Lương bèo bọt, giáo viên hợp đồng đi bán cháo nuôi nghề

Sự kiện: Giáo dục

Trước thông tin huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) sắp chấm dứt hợp đồng, nhiều giáo viên đã có buổi trải lòng với PV Báo điện tử Infonet, có giáo viên cho biết, do đồng lương ít ỏi, họ phải dậy sớm bán cháo để nuôi nghề.

Đắk Lắk: Lương bèo bọt, giáo viên hợp đồng đi bán cháo nuôi nghề - 1

Các giáo viên hợp đồng tài huyện Krông Pắk trao đổi với PV.

Giáo viên chỉ là nạn nhân?

Từ năm 2011-2016, UBND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã liên tục ký hợp đồng, tuyển dụng hơn 600 giáo viên về giảng dạy tại các cấp học từ mầm non đến THCS trên địa bàn.

Việc tuyển dụng ồ ạt khiến nhiều trường tại huyện Krông Pắk xảy ra tình trạng thừa giáo viên. Đến khi vụ việc bị báo chí phanh phui, Thanh tra Chính Phủ cũng như các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã vào cuộc, làm rõ vấn đề và yêu cầu phải giải quyết dứt điểm vụ việc.

Đến ngày 9/3, UBND huyện Krông Pắk tổ chức cuộc họp và thông báo, đến cuối tháng 3 năm 2018, UBND huyện sẽ tổ chức thi tuyển dụng viên chức giáo viên với chỉ tiêu 83 người. Sau khi có kết quả kỳ thi, huyện sẽ chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên không trúng tuyển.

Cũng tại buổi họp, đại diện UBND huyện Krông Pắk cho biết, đơn vị đã có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 200 giáo viên đang hợp đồng giảng dạy các môn học không thuộc diện phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017.

Như vậy, sau kỳ thi sắp tới, trong số hơn 600 giáo viên được tuyển dụng thừa nói trên, sẽ có hơn 500 người mất việc. Thông báo trên của huyện Krông Pắk khiến hàng trăm giáo viên sắp mất việc rất hoang mang, lo lắng. Không lo lắng, không đau xót sao được, gần 10 năm giảng dạy, gần 10 năm cống hiến, hy sinh cả tuổi thanh xuân để phục vụ sự nghiệp “trồng người” của quê hương đất nước. Trong quãng thời gian ấy, hàng trăm giáo viên nói trên chỉ nhận được vài triệu đồng/tháng tiền lương, rõ ràng họ đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi, chịu nhiều áp lực của cuộc sống. Thế nhưng, họ vẫn bám trụ với lớp với trường, vẫn yêu nghề, yêu trẻ và vẫn muốn cống hiến…

Một giáo viên chia sẻ: “Bục giảng, đó là nơi tụi em gửi gắm cả tâm huyết, trí tuệ và cả tuổi trẻ. Thật sự tụi em rất sốc trước thông tin từ huyện. Chấm dứt hợp đồng nghe đơn giản nhưng nó sẽ chôn vùi bao niềm tin, ước mơ, hoài bão và cả tương lai của hàng trăm giáo viên tụi em. Ngày xưa nghe tin huyện tuyển giáo viên thì tụi em ôm hồ sơ đi xin việc chứ đâu biết huyện lại tuyển thừa nhiều đến vậy”.

Giáo viên bán cháo để nuôi nghề

Đắk Lắk: Lương bèo bọt, giáo viên hợp đồng đi bán cháo nuôi nghề - 2

Hàng trăm giáo viên ngơ ngác vì mất việc

Trưa 11/3, PV Báo điện tử Infonet đã gặp gỡ một số giáo viên đang dạy hợp đồng tại huyện Krông Pắk để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ.

Khi PV vừa đặt câu hỏi thì cô Hồ Thị Ngọc Dung, giáo viên dạy môn Ngữ văn tại Trường THCS Ngô Mây (xã Vụ Bổn) đã bật khóc. “Mấy năm liền, sáng em phải dậy sớm nấu cháo đi bán, chiều lên lớp. Nhiều người nói đi dạy thì hơi đâu mà bon chen. Thế nhưng, họ đâu có biết cuộc sống của tụi em cực khổ cỡ nào. Đồng lương thì ba cọc ba đồng, chỉ đủ xăng xe và nuôi bản thân, em phải bán cháo, phải làm thêm mới có tiền nuôi con và nuôi cả nghề”, giọng cô Dung nghẹn lại.

Cũng theo lời của giáo viên này, mấy năm trước đường ở xã Vụ Bổn rất xấu. Trời nắng thì bụi mù mịt, trời mưa thì đường trơn, nhiều khi đến lớp, cô bị té quần áo lấm lem bùn đất…Thế nhưng, vì yêu nghề, yêu trẻ chị vẫn vượt qua tất cả khó khăn ấy để bám trụ với lớp với trường.

“Ngày trước, con đường chính vào xã Vụ Bổn chưa có cầu. Người dân chỉ bắc 3 tấm ván để vượt qua sông Krông Pắk, em cũng theo con đường đó để đến trường. Giờ đứng trước nguy cơ mất việc, nghĩ lại em thấy xót xa quá, mình chôn vùi cả tuổi trẻ nơi đây mà nhận được kết cục đắng chát. Không biết rồi bạn bè, người thân ở quê sẽ nói gì, nghĩ gì về mình nữa”, cô Dung thở dài.

Trao đổi với PV, một số giáo viên hợp đồng tại Trường THCS Ngô Mây còn cho biết thêm, khi mới được nhận vào dạy, họ được nhận đầy đủ lương và chế độ. Thế nhưng, từ tháng 6-12/2015, họ bị cắt chế độ thu hút của vùng 3. Tiếp đó, từ tháng 1-6/2016, họ chỉ nhận được lương cơ bản là 2,3 triệu.

Tháng 7/2016 là thời gian nghỉ hè, họ không được nhận lương; tháng 8 nhận 1 triệu, tháng 9 nợ lương và từ tháng 10/2016 bắt đầu nhận lương theo đợt 4 tháng 1 lần.

“Từ tháng 10/2016, tụi em chỉ nhận được khoảng 2 triệu/ tháng, có người còn thấp hơn do bậc lương khác nhau. Với số tiền ấy, tụi em phải chắt chiu dành dụm mới đủ nuôi bản thân chứ chẳng giúp gì được cho gia đình”, một giáo viên tiết lộ.

Đắk Lắk: Tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng với hơn 500 giáo viên

Sau cuộc họp khẩn vào ngày chủ nhật, UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBND huyện Krông Pắk tạm thời dừng việc chấm dứt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Nhân - Sông Cài (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN