Cô giáo nói học sinh ‘cô bé đần’: Có nên bỏ điểm số, xếp loại?

Sự kiện: Giáo dục

Đã có một thời gian quá dài, học sinh được đánh giá theo kiến thức, phân biệt thành 4 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Điều này gây thiệt thòi cho các em khi điểm yếu kém mặc nhiên được nhìn nhận là “dốt”

Việc đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 trước đây quy định học sinh có bất kỳ môn nào có điểm trung bình 2,0 bị xếp loại kém, phải ở lại lớp cho dù có học trung bình, khá các môn còn lại. Bên cạnh đó, học sinh có điểm trung bình 1 môn dưới 3,5 thì xếp loại yếu, phải thi lại, nếu vẫn không đạt cũng sẽ "đúp".

Sau này, việc đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT vẫn còn có điểm số, xếp loại học tập học sinh ở 4 mức tốt, khá, đạt, chưa đạt; vẫn khen thưởng học sinh loại xuất sắc, giỏi.

Còn cho điểm, còn xếp loại… là còn so sánh học sinh này với học sinh khác, còn chạy theo thành tích, còn tìm học sinh “dốt”, không phù hợp đánh giá theo năng lực, rất thiệt thòi cho các em.

Gần đây nhất, ở một lớp 2 ở trường tư các con xôn xao việc cô giáo chủ nhiệm gọi một bạn trong lớp có điểm thi hàng tháng dưới điểm trung bình là “con là cô bé đần” khiến các bạn trong lớp rêu rao và về kể với bố mẹ. Trong nhóm phụ huynh ở lớp dấy lên và cũng cảm thấy đau lòng vì dù sao cô giáo lại đánh giá học sinh như vậy và coi việc điểm thấp là có thể xếp học sinh vào loại “cô bé đần”.

Có ý kiến cho rằng, đến giai đoạn này, phải chấm dứt không còn xem học sinh nào là “dốt”. Và cách tốt nhất là bỏ điểm số, bỏ xếp loại, bỏ thành tích.

Không thể bỏ đánh giá

Trước ý kiến cho rằng, đến thời điểm này, phải chấm dứt việc xem học sinh nào là “dốt” và cách tốt nhất là bỏ điểm số, bỏ xếp loại, bỏ thành tích.

Cách đánh giá hiện nay “không ổn” khi chủ yếu dựa trên bài kiểm tra, bài thi. Đã thế việc điểm số công khai đã vô hình chung “tiếp tay” để các học sinh so sánh với học sinh khác. Điều này gây ra rất nhiều bất cập.

Tuy nhiên, cô giáo Đỗ Thị Thương, giáo viên dạy môn Sinh- Hóa của một trường THCS ở Hà Nội cho rằng, không thể bỏ điểm số, bỏ xếp loại được vì như vậy thì học sinh sẽ không chịu học.

Nếu không tính điểm thì phải có đánh giá cụ thể, đúng và chính xác năng lực của học sinh ở trình độ nào để có thể bồi dưỡng cho các em. Mặt khác, kết quả học tập của học sinh có thể không cho học sinh khác biết, chỉ có cô giáo, phụ huynh và học sinh biết để tránh chuyện chê bai lẫn nhau dẫn đến việc chạy đua thành tích của các em.

Hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội cho rằng, việc đánh giá, cho điểm bao lâu nay không phải chỉ là việc của giáo viên mà nó thành nếp nghĩ của phụ huynh, của học sinh.

Tuy nhiên, cách đánh giá đang có vấn đề “không ổn” khi chỉ chủ yếu dựa trên bài kiểm tra, bài thi. Mặt khác, mục đích của đánh giá là giúp giáo viên hướng dẫn học sinh học tốt hơn nhưng ở mình việc điểm số công khai đã vô hình chung “tiếp tay” để các học sinh so sánh học sinh khác. Điều này gây ra rất nhiều bất cập.

Vị hiệu trưởng này cho rằng, vẫn phải đánh giá học sinh vì nếu không còn đánh giá học sinh thì sẽ gây khó cho giáo viên trong hướng dẫn học sinh học.

Chỉ vì "kết quả đánh giá tốt" mà nhiều học sinh bị xếp bên lề

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương cũng cho rằng, không thể bỏ xếp loại, đánh giá. Tuy nhiên, theo ông Vương, mục đích của đánh giá là giúp giáo viên hướng dẫn học sinh học tốt hơn chứ không phải là để nhận ra học sinh kém, để so sánh học sinh.

Đánh giá có liên quan đến triết lý mục tiêu nên khi đánh giá không ổn thì tức là mục tiêu giáo dục cũng sẽ bị tác động. Theo đó, thái độ và hành vi học tập của học sinh, việc dạy của giáo viên cũng bị ảnh hưởng lớn. Người ta sẽ chỉ chạy theo làm sao để học sinh có được kết quả thi tốt mà không quan tâm đến sự tiến bộ của từng học sinh

Ông Vương chỉ ra, ở nước ta hiện nay giáo dục là chạy theo việc làm sao để có "kết quả đánh giá tốt" (thể hiện bằng các con số) chứ quan tâm tới sự tiến bộ của học sinh, nhất là nhóm học sinh ở mức trung bình trở xuống.

“Nên lớp nào trường nào cũng có các học sinh bị xếp bên lề. Việc đánh giá không vì học sinh mà vì mục tiêu của người lớn. Kết quả của học sinh là thành tích, để an tâm, để báo cáo, để làm vừa lòng phụ huynh”- ông Vương nói.

Tiến sĩ Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học, Đại học Newcastle (Australia): Cần thay đổi chứ không nên bỏ đánh giá học sinh

Cô giáo nói học sinh ‘cô bé đần’: Có nên bỏ điểm số, xếp loại? - 1

Ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển, việc đánh giá học sinh dựa trên nhiều hình thức khác nhau nhưng chúng đều hướng đến một mục đích cơ bản đó là phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của người học để từ đó làm cơ sở khoa học cho giáo viên và nhà trường điều chỉnh các phương pháp giảng dạy cũng như nội dung chương trình phù hợp với năng lực và nhận thức của từng người học .

Việc đánh giá hoàn toàn không dùng nó làm công cụ để phân biệt năng lực học tập giữa học sinh này và học sinh kia hay giữa lớp này và lớp khác. Vì vậy, vấn đề mấu chốt ở đây không phải bỏ đi các hình thức đánh giá đó mà thay vào thay đổi lại nhận thức mục đích đánh giá trong giáo dục của thầy cô cũng như các nhà quản lý giáo dục.

Ông Hiền cho rằng, nếu cần phải loại bỏ thì phải loại bỏ ngay các tiêu chí thi đua giữa lớp này với lớp kia, trường này với trường kia theo thành tích học tập của các học sinh. Thay vào đó cần phải lấy thước đo hạnh phúc và an toàn của học sinh cũng như giáo viên làm tiêu chí căn bản để đánh đánh giá sự thành công của một nhà trường.

“Có như vậy chúng ta mới kỳ vọng tạo ra được sự thay đổi tích cực cho việc đánh giá xếp loại trong giáo dục hiện nay”- ông Hiền nêu quan điểm.

Nguồn: [Link nguồn]

'Sốc’ vì điểm bài kiểm tra, đánh giá đầu lớp 6 quá thấp: Giáo viên, phụ huynh nói gì?

Nhiều phụ huynh, học sinh “sốc” khi bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong học kỳ I, lớp 6 điểm quá thấp. Còn giáo viên, nhà quản lý cho rằng, kết quả bài kiểm tra là...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN