Cha mẹ càng "cho" nhiều, con cái càng ít biết ơn và hay đổ lỗi

Sự kiện: Dạy con

Vì yêu thương, cha mẹ làm hết mọi thứ cho con cái, nhưng đổi lại là hành động vô ơn, điều này khiến họ cảm thấy rất buồn.

Có một bà mẹ chia sẻ: “Đứa con trai 6 tuổi của tôi ngày càng trở nên hư hỏng, tôi cảm giác rằng lúc nào nó cũng muốn cả thế giới phải chiều theo ý nó. Hôm qua, tôi đang rất bận nên đã từ chối việc tìm món đồ chơi yêu thích của thằng bé, thế là nó hét lên: Con muốn mẹ tìm ngay cho con. Mẹ xấu quá. Con không yêu mẹ nữa.

Thực lòng tôi rất quan tâm tới việc nuôi dạy con cái, cũng chủ động tìm hiểu đâu là cách nuôi dạy con tốt nhất, thường xuyên quan tâm đến cảm xúc của con mình. Tôi hết mực yêu thương con, nhưng đổi lại tôi đang nuôi dưỡng con mình trở thành một người không biết ơn, ích kỷ, vô tâm.

Nhiều lần tôi tự hỏi, tại sao tôi làm tất cả mọi thứ vì con cái, lúc nào cũng mệt mỏi và đau đầu, nhưng thằng bé lại không cảm kích những gì mẹ mình làm, ngược lại còn bảo ghét mẹ. Tôi thực sự rất bất lực không biết phải làm như thế nào nữa”.

Trẻ cảm thấy những điều cha mẹ làm là hiển nhiên nên không biết ơn

Nếu bạn cho rằng, việc mình chăm sóc con cái, nấu cho con ăn, giám sát làm bài tập về nhà, dọn dẹp đồ chơi… là việc của bản thân, đương nhiên đứa trẻ sẽ nghĩ đó đều là những việc mà cha mẹ nên làm, chúng sẽ không tỏ ra biết ơn.

Khi một đứa trẻ sinh ra, chỉ cần khóc một chút là có rất nhiều xúm lại hỏi han lo lắng:  "Con đói không? Chỗ nào khó chịu?" .

Bản năng của cha mẹ là sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì con cái, hầu như dành gần như toàn bộ thời gian, sức lực cho con cái. Lúc nào trẻ cũng cảm thấy mình là trung tâm, tự nhiên chúng nghĩ rằng, mình là người quan trọng nhất trong nhà và mọi người phải phục vụ mình.

Trẻ có xu hướng biết ơn công sức của người xa lạ, nhưng lại bỏ qua sự đóng góp của người nhà. Trẻ coi việc cha mẹ làm cho mình là điều đương nhiên và không biết ơn những gì cha mẹ làm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cha mẹ nhắc nhở trẻ đánh răng, làm bài tập, ăn ít đồ ngọt, hạn chế xem TV… Tất cả những điều tốt này, nếu trẻ không hiểu cha mẹ đang muốn tốt cho mình, chúng sẽ không biết ơn mà còn chán ghét. Ngoài ra, nếu đứa trẻ cảm thấy rằng, vấn đề này không có giá trị gì đối với mình, chúng cũng sẽ không biết ơn.

Chẳng hạn như trong trường hợp sau đây, cha mẹ có thể suy nghĩ lại vấn đề của chính mình. Bố của Tiểu Y là người rất thích sạch sẽ, ông lau sạch mọi ngóc ngách trong nhà bất cứ khi nào rảnh rỗi. Đành rằng sạch sẽ là điều tốt, ông nghĩ rằng con mình nên biết ơn vì ông đã luôn giữ cho nhà cửa gọn gàng, tươm tất. Ngược lại, con cái ông lại cảm thấy chán ghét cha mình vì tính cách này. Tiểu Y thắc mắc, tại sao vết bẩn trên bàn chỉ cần lau 1 lần là được rồi, nhưng người cha lại lau 2 lần, cảm thấy điều này quá dư thừa.

Nếu nhìn thấy cha mẹ quá vất vả, chúng sẽ trân trọng những việc cha mẹ làm hơn

Một cuộc khảo sát cho thấy rằng, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình nghèo thường có lòng biết ơn cao hơn so với trẻ sinh ra trong gia đình giàu có.

Trẻ con nhà nghèo khi nhìn mẹ giặt quần áo dưới cái nắng gay gắt như thiêu đốt, hay đỏ cả tay vì nước lạnh, chúng thấy mẹ mệt nên muốn giúp đỡ. Nhìn thấy bố đổ mồ hôi nhễ nhại ngoài đồng, chân đau nhức vào ban đêm, chúng cảm nhận việc kiếm tiền rất vất cả, sẽ không tiêu tiền bừa bãi như trước nữa.

Trẻ con nhà giàu giặt đồ bằng máy giặt, lau sàn bằng robot, việc kiếm tiền cha mẹ đã lo, cần gì đã có người giúp việc. Chúng chưa bao giờ biết được sự cực khổ của cha mẹ là gì.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vì vậy, là cha mẹ đừng nên giấu giếm sự vất vả của mình, hãy để con cái thấy điều đó.

Sau khi sinh đứa thứ 2, cô Trần đưa 2 con đi siêu thị. Sau khi trả tiền, một tay cô bế đứa con nhỏ, tay kia xách túi lớn túi nhỏ. Đồ đạc rất nặng mà chồng thì không có bên cạnh, cô rất muốn đứa con gái 7 tuổi xách bớt đồ cho mình nên đã đưa cho cô bé 1 cái túi nhỏ.

Khi đưa cái túi xong, cô bé than thở nặng quá không muốn xách. Lúc đó, cô Trần rất muốn nói là mình đang bận bế em, còn phải xách một túi lớn, rất mệt. Nhưng cô ngay lập tức nhận ra vấn đề, trước giờ bản thân luôn cố gồng gánh mọi thứ, chưa bao giờ phàn nàn mình mệt ra sao.

Thế nên, cô Trần quyết định nói: “Ôi mẹ mệt sắp ngất rồi đây. Con khôn giúp mẹ thì mẹ sẽ bị gãy tay luôn”, rồi cố tình thả cái túi đồ xuống đất. Thấy như vậy, con gái cô nhanh nhảu nói: “Thôi để đó con giúp mẹ nha. Mẹ mệt thì phải nói chứ”.

Khi con cái thấy được cảnh cha mẹ vất vả như thế nào, chúng sẽ hiểu được những điều cha mẹ làm là muốn tốt cho mình, nên sẽ trân trọng và biết hơn cha mẹ hơn.

Để trẻ sống biết ơn, cha mẹ cần làm gì?

Cha mẹ càng "cho" nhiều, con cái càng ít biết ơn và hay đổ lỗi - 3

- Đừng làm giúp con cái quá nhiều

Không cần yêu cầu trẻ phải làm mọi thứ hoàn hảo, nhưng hãy để chúng làm càng nhiều càng tốt những thứ mà bản thân có thể hoàn thành được. Ví dụ, tự làm bài tập về nhà, tự giặt tất của mình… Bằng cách này, cha mẹ hãy để con cái trải nghiệm nhiều hơn những công việc khó khăn và mệt nhọc.

- Hãy để trẻ gánh vác một số trách nhiệm trong gia đình

Trẻ có thể làm một số công việc trong gia đình trong khả năng của mình như quét nhà, rửa bát…

- Thường nhờ trẻ giúp đỡ

Trẻ em cần cha mẹ chủ động tạo một số cơ hội để trải nghiệm. Chúng có thể cảm nhận được khó khăn và vất vả từ những công việc hằng ngày do cha mẹ giao phó.

Nguồn: [Link nguồn]

Cha mẹ đang tự hủy hoại tương lai của con mình vì tính thích kiểm soát

Cha mẹ thích kiểm soát mọi thứ vì nghĩ rằng, bản thân làm thế sẽ tốt cho con cái, nhưng họ không ngờ điều này đang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN