Cách dạy dỗ sai lầm của bố mẹ khiến con nói dối như Cuội

Sự kiện: Dạy con

Nói dối là hành vi khá phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có nghĩa là bố mẹ cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì những sai lầm của mình.

1. Để con biết các hậu quả có thể sẽ phải nhận

Trẻ thường nói dối vì biết rằng, thú nhận tất cả sự thật sẽ dẫn đến những hình phạt. Do đó, bạn nên cố gắng khuyến khích con có thể dễ dàng nói ra sự thật bằng cách nhẹ nhàng, tránh lạm dụng hình phạt để trẻ không cảm thấy sợ hãi.

2. Tỏ ra buồn bã nếu con làm sai

Bé rất yêu bạn và dĩ nhiên không muốn bạn buồn vì chúng. Nếu biết được sự thật, phản ứng thất vọng của bạn sẽ làm trẻ thấy khó xử, do đó chúng nghĩ rằng thà nói dối một chút để bố mẹ sẽ đỡ bị tổn thương hơn.

3. Luôn lập trình sẵn câu trả lời cho con

Bố mẹ thường hay hỏi con mình một câu hỏi nào đó và mong đợi câu trả lời duy nhất. Ví dụ bạn hỏi: "Thức ăn hôm nay có ngon không con?" và trẻ sẽ nói "Dạ ngon ạ" - trong khi rõ ràng bạn có thể nhìn thấy nét mặt chán ngán của con với toàn bộ thức ăn trên đĩa.

Trong những trường hợp như vậy, nếu không muốn tập cho con nói dối, tốt hơn hết bạn hãy hỏi rằng: "Hôm nay con muốn ăn gì nào?", như vậy mọi vấn đề sẽ được giải quyết.

Cách dạy dỗ sai lầm của bố mẹ khiến con nói dối như Cuội - 1

Nếu con thường xuyên nói dối, bạn hãy xem lại cách dạy dỗ của mình.

4. Bố mẹ cũng nói dối   

Trẻ có xu hướng học theo tất cả những gì người lớn làm. Sống trong môi trường mà xung quanh toàn những người thích nói dối thì làm sao trẻ có thể nói thật?

Giải pháp cho cả người lớn và trẻ em trong trường hợp này rất đơn giản: chỉ cần thành thật với chính mình và trở thành tấm gương tốt cho con noi theo.

5. Luôn xem thường khả năng của con

Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ con mình chẳng làm được việc gì hay la hét mỗi khi con làm sai và đổ mọi lỗi lầm lên đầu chúng, sẽ càng khiến cho trẻ tin rằng mình đúng là người vô dụng. Trẻ sẽ không còn muốn tiếp thu những gì là tốt và đúng, kể cả việc nói sự thật.

6. Phản ứng gay gắt với những điều con tưởng tượng

Đôi khi trẻ dễ nhầm lẫn giữa mong muốn với thực tế: trẻ có thể đi kể với mọi người rằng mình có những chuyến phiêu lưu tuyệt vời như thế nào hoặc có một em gái rất đáng yêu ra sao trong khi thực tế không phải như vậy.

Tuy nhiên, nhiều người lại phản ứng khi nghe thấy con nói vậy. Bạn cần biết rằng đó chỉ là những lời nói dối vô hại và rất đáng yêu bởi vì trẻ khao khát những điều đó, nó sẽ dần biến mất khi trẻ lớn lên nên bạn không cần quá lo lắng.

7. Lúc nào cũng kỳ vọng con thành “đứa bé ngoan”

Lí do khiến cho trẻ lựa chọn nói dối vì trẻ em thường tin vào những câu chuyện cổ tích, rằng chỉ có những kẻ phản diện mới làm những điều sai trái. Vì thế, trẻ nghĩ rằng nếu như nói ra sự thật thì sẽ không còn là một đứa bé ngoan ngoãn, đáng yêu trong mắt mọi người nữa, thay vào đó sẽ bị biến thành một người xấu khiến mọi người xa lánh.

Hãy nói cho con hiểu rằng, người tốt cũng chỉ là người bình thường, cũng sẽ có những lúc phạm phải sai lầm. Bố mẹ cũng thế và con cũng sẽ có lúc phạm lỗi. Học cách nhận sai và đối diện với lỗi lầm của mình mới là một đứa bé ngoan.

6 sai lầm nghiêm trọng phổ biến bố mẹ làm hư trẻ

Có thể phụ huynh không ngờ rằng chính cách cư xử hết sức sai lầm của mình đang gián tiếp làm trẻ trở nên xấu tính...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Anh (Theo Brightside) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN