Bộ GD&ĐT xin lùi thời hạn báo cáo Chính phủ về chất lượng giáo sư

Sự kiện: Giáo dục

Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin lùi thời hạn báo cáo kết quả rà soát chất lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017 đến hết ngày 28/2/2018.

Bộ GD&ĐT xin lùi thời hạn báo cáo Chính phủ về chất lượng giáo sư - 1

Bộ GD&ĐT xin lùi thời hạn báo cáo Chính phủ về chất lượng giáo sư

Theo công văn số 634 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ có nêu rõ: “Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát việc bổ nhiệm, số lượng ứng viên cũng như chất lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017, Bộ đã có công văn gửi các Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành yêu cầu rà soát lại kỹ lưỡng hồ sơ các ứng viên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng để đảm bảo chất lượng xét duyệt theo quy định hiện hành, báo cáo Chủ tịch hội đồng trước ngày 18/2.

Tuy nhiên, do thời gian yêu cầu rà soát trùng với thời gian nghỉ Tết Nguyên đán nên để đảm bảo khách quan, công bằng, đúng quy định, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Thủ tướng cho phép lùi thời hạn báo cáo kết quả rà soát đến hết ngày 28/2”.

Trước đó, báo điện tử Infonet đã đưa tin, theo kết quả do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố thì năm 2017 có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư, con số cao kỷ lục trong vòng hơn 40 năm qua.

Con số này cũng tăng 60% so với tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2016.

Điều đáng nói, số tân GS, PGS có bài báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI, Scopus rất thấp; 11 ngành trong tổng số 28 ngành có giáo sư được phong lần này không có bài báo ISI/Scopus khiến nhiều người tỏ ra lo ngại về chất lượng GS, PGS trên chuyến tàu "vét" mang số hiệu 174.

Ngay sau đó, văn phòng Chính phủ đã ra công văn hỏa tốc số 1418 yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT và Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/2/ 2018.

Giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến nhờ dễ dãi?

Chức danh giáo sư hay phó giáo sư nên dành những người trực tiếp giảng dạy, có cống hiến, có biên chế tại cơ sở giáo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN