Bộ GD-ĐT: Khắc phục thiếu công bằng trong xét tuyển đại học

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sớm hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025, khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

Khắc phục việc thiếu công bằng trong các phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ cụ thể Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo phải hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo kế hoạch chung, bảo đảm thực hiện chỉ tiêu và phương thức đã công bố trong đề án, phù hợp với quy chế của Bộ GD-ĐT và cơ sở đào tạo.

Các cơ sở giáo dục phải hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển; bảo đảm phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đồng thời có tác động tích cực tới hoạt động dạy và học trong giáo dục phổ thông.

Với các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo phải chủ động làm việc với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề xuất với cơ quan quản lý trực tiếp về việc giao nhiệm vụ đào tạo, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, để triển khai thực hiện hiệu quả nghị định số 71/2020/NĐ-CP và nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Thu hút, giữ chân giảng viên giỏi

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm số đầu mối và cấp quản lý trung gian trong cơ sở đào tạo, tăng cường phân cấp quản lý, nhất là về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đúng tinh thần tự chủ đại học; triển khai thành lập hội đồng trường, kiện toàn các vị trí lãnh đạo theo đúng quy định.

Các cơ sở tăng cường đào tạo, thu hút và phát triển đội ngũ giảng viên, đặc biệt cho các ngành STEM và những ngành trọng điểm khác, đồng thời xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên theo trình độ, năng lực, vị trí việc làm và kết quả thực hiện công việc nhằm thu hút, giữ chân và phát triển đội ngũ giảng viên giỏi, nhất là trong các ngành có cạnh tranh mạnh với khu vực công nghiệp về thu hút nhân tài.

Các trường sư phạm tập trung vào đào tạo mới nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao, đồng thời ưu tiên hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 9,75 điểm/môn vẫn trượt; “lạm phát” điểm cao; mất công bằng trong xét tuyển ĐH…, là những bất cập của tuyển sinh năm nay. Giải pháp nào khắc phục những bất cập này? 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Nga ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN