Bố đáp trả cực gắt khi con trai mới lớp 1 bị cô giáo chê lười biếng, chỉ số IQ thấp, không có hy vọng vào đại học, may ra chỉ học trung cấp nghề

Sự kiện: Giáo dục

Sau khi cô giáo khen ngợi phụ huynh của các bạn học khác, cô đã công khai chê bai ông Trương vô tâm với việc học của con...

Ông Trương (Trung Quốc) có cậu con trai vừa vào lớp 1. Mỗi ngày, cô giáo đều giao cho con ông một ít bài tập về nhà và nhắn phụ huynh dành thời gian quan sát việc làm bài tập của con.

Hầu như ngày nào ông cũng giúp con kiểm tra bài tập về nhà. Tuy nhiên, cũng có hôm ông quá mệt nên không kiểm tra kỹ được kết quả làm bài của con, thế là cậu bé vài lần vào lớp với bài tập có kết quả sai.

Vào ngày họp phụ huynh, sau khi cô giáo khen ngợi phụ huynh của các bạn học khác, cô đã công khai chê bai ông Trương vô tâm với việc học của con.

Lúc đó, ông không để ý vì nghĩ rằng cô giáo giận nên mới mới phê bình như thế. Điều ông không ngờ là sau khi phê bình xong, cô giáo còn thẳng thắn nói rằng những đứa trẻ lười biếng và thiếu tập trung như vậy chỉ số IQ rất thấp, không có hy vọng thi vào đại học, và nhiều nhất chúng sẽ đi học trung cấp nghề.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những đánh giá phiến diện của cô giáo với một đứa trẻ 6 tuổi khiến ông Trương vô cùng tức giận. Ông đã thẳng thắn đáp lại: "Cô muốn cho bài tập về nhà để nâng cao thành tích đúng không? Sao lại đẩy hết trách nhiệm cho phụ huynh? Đây là cách học gì vậy?".

Ông cảm thấy việc kiểm tra bài tập về nhà vốn là việc của giáo viên, phụ huynh chỉ hỗ trợ một phần. Ông cho rằng việc bọn trẻ làm sai là điều có thể hiểu được, cô giáo nên là người hướng dẫn bọn trẻ cách làm hoặc giải thích cho bọn trẻ hiểu vì sao lại sai.

Khi câu chuyện và những tin nhắn được chia sẻ trên mạng xã hội, dư luận chia ra làm 2 phe: Một bên cho rằng cô giáo đã nói chuyện không suy nghĩ, đụng chạm tới lòng tự trọng của phụ huynh và học sinh.

Một số khác lại nhận xét, việc học của trẻ cần sự phối hợp của cả gia đình và nhà trường, không thể nói như ông Trương rằng đó là nhiệm vụ của cô giáo.

Dân mạng cho rằng, dù là giáo viên hay phụ huynh đều có một mục tiêu chung là mong con mình thành tài. Vậy nên khi xảy ra mâu thuẫn, tốt nhất cha mẹ nên nói chuyện riêng với giáo viên để giải quyết vấn đề chứ không nên căng thẳng làm cho mối quan hệ ngày càng trở nên xấu đi.

Áp lực học tập quá mức phá hoại tư duy con trẻ

Học tập luôn là trách nhiệm bắt buộc các bạn học sinh, sinh viên cần phải thực hiện tốt. Bởi, ngoài giúp lĩnh hội, trau dồi kiến thức cho bản thân để thực hiện các ước mơ, kế hoạch được lập trình sẵn thì còn đáp ứng sự kỳ vọng từ phía gia đình lẫn nhà trường và xã hội.

Trên thực tế, học tập được xem là thước đo đánh giá vị trí của mỗi đứa trẻ trước cuộc đua về trí thức. Vì thế, đòi hỏi mỗi người phải có sự tăng tốc, không ngừng học tập, nâng cao kiến thức bằng việc lao học tập.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dường như các bạn trẻ nhỏ đang phải học tập quá nhiều, đôi khi vượt qua cả khả năng của chính bản thân mình.

Học quá nhiều có thể dẫn đến những tác hại không nhỏ đối với trẻ. Ảnh minh họa

Học quá nhiều có thể dẫn đến những tác hại không nhỏ đối với trẻ. Ảnh minh họa

Theo một số liệu thống kê mới nhất, có đến 75% học sinh phải đi ngủ trễ và ít hơn 8 tiếng/ngày. Ngoài việc học kéo dài 8 tiếng trên lớp thì trẻ còn 2 – 4 giờ học thêm, sau đó làm các bài tập về nhà và rèn luyện năng khiếu. Có không ít trường hợp các bé mãi đến 11 giờ vẫn chưa hoàn thành bài tập về nhà và 6 giờ sáng hôm sau phải dậy để chuẩn bị cho một ngày bận rộn ở các lớp học.

Ngoài ra, các kỳ kiểm tra diễn ra liên tục, với tần suất lớn cũng khiến cho học sinh, sinh viên lao vào việc học hành nhiều hơn. Chung quy cũng chỉ vì điểm số chính là chuẩn mực để đánh giá thực lực của một đứa trẻ. Điểm càng cao càng chứng tỏ năng lực giỏi và là người thông minh.

Mặc dù trẻ chuyên tâm vào việc học tập là một điều rất tốt cho tương lai của bé sau này. Và áp lực học tập đôi khi tạo ra động lực để trẻ cố gắng, nỗ lực đạt được những kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, song song với việc học hành, trẻ nhỏ cần có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi theo đúng độ tuổi của mình.

Tình trạng học quá nhiều, bị áp lực học tập từ bố mẹ trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với tâm lý, tinh thần, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Hơn thế nữa, tình trạng này còn có thể khiến trẻ trở nên "sợ học", chán nản và bị trầm cảm.

Vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc bố mẹ cần hết sức lưu ý điều này: Với trẻ, đừng bao giờ gây áp lực học tập quá mức, chú ý động viên tinh thần của trẻ, tạo tâm lý thoải mái, giúp trẻ chủ động tiếp nhận tri thức trong sách vở một cách thoải mái nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Con học kém nhất lớp, bố có bài phát biểu khiến tất cả giáo viên choáng váng, còn phụ huynh thì phải xem lại cách nuôi dạy con

Bài phát biểu của người bố có con trai học kém nhất lớp đã khơi dậy một cuộc thảo luận sôi nổi về phương pháp nuôi dạy con cái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bách Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN