8 câu nói có 'lực sát thương' cực mạnh với trẻ mà các bậc phụ huynh thường xuyên lỡ miệng

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Những cụm từ vô tình được thốt ra từ cha mẹ có thể thay đổi thế giới quan của trẻ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt đạo đức của con.

1. "Con làm quá lên thế"

Khi con giãi bày suy nghĩ, cha mẹ không nên nói rằng chúng đang làm quá mọi chuyện lên. Thay vào đó, hãy nói nhẹ nhàng rằng "con nên nghĩ mọi chuyện theo hướng này mới đúng" để con thấu hiểu.

Thay vì cứ lên giọng với con, Tiến sĩ Tovah Klein khuyên chúng ta nên cân nhắc mọi câu nói khi trò chuyện với con trẻ. Hơn nữa, nói nhẹ nhàng với con bằng những câu: "Bố mẹ biết việc này rất khó, nhưng không sao cả vì có bố mẹ cùng làm với con", "Bố mẹ biết con không muốn làm điều này ngay bây giờ nhưng chúng ta không thể để người khác chờ đợi được phải không"... sẽ dễ làm chúng nghe lời hơn.

Nếu không chọn lựa câu nói phù hợp, cha mẹ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài với trẻ. Ảnh minh họa

Nếu không chọn lựa câu nói phù hợp, cha mẹ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài với trẻ. Ảnh minh họa

2. "Con làm bố/mẹ phát điên"

Ngay từ nhỏ, trẻ cần được dạy cách biết ý thức về lời nói và hành vi của bản thân bởi có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bố mẹ nên đổ lỗi cho chúng vì cảm xúc của bản thân mình.

Khi người lớn cảm thấy tức giận và khó chịu, quan trọng nhất là phải biết cách giữ bình tĩnh. Điều này sẽ cho trẻ thấy bố mẹ có khả năng kiểm soát cảm xúc đồng thời giải thích cho chúng lý do vì sao bạn lại cảm thấy như vậy.

3. "Nhìn con nhà người ta xem"

Bạn ghét bị đối xử như thế nào, đừng làm như thế với người khác. Nếu con bạn nói: "Nhìn mẹ của người ta xinh đẹp thế nào", "Nhìn xem bố của người ta tốt thế nào," "Nhìn xem con nhà người ta học trường xịn ra sao", "Nhìn xem gia đình người ta giàu có thế nào", là phụ huynh, bạn có thể chấp nhận những lời này không? Bạn không thể chấp nhận thì tại sao lại nói với con như lời tương tự?

Chấp nhận sự tầm thường của con cái, giống như cách con cái chưa bao giờ yêu cầu cha mẹ phải xuất sắc như thế nào!

4. "Cấm khóc lóc"

Khi nghe những lời quát mắng này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình không được bộc lộ cảm xúc. Cứ khóc là mình sẽ bị mắng". Trẻ có thể lớn lên trong im lặng và thu mình hơn. Những cảm xúc tiềm ẩn sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ ra ngoài bằng sự hung hăng, thịnh nộ và đẫm nước mắt của những đứa trẻ.

Bạn nên nói với con: "Hãy kể cho mẹ chuyện gì đã xảy ra với con?", "tại sao con lại khóc?" Nếu trẻ bị ngã hay bị bầm tím, hãy thử hỏi "con khóc vì đau hay vì sợ hãi?" Điều này sẽ khơi gợi một cuộc trò chuyện giúp đứa trẻ xác định được cảm xúc của chính mình.

5. "Con lại làm thế đúng không"

Khi con tái phạm lỗi lầm, các cha mẹ thường có câu nói "con lại tiếp tục làm vậy đúng không". Câu nói này cũng dễ khiến trẻ có thái độ chống đối nhiều hơn. Một số trẻ sẽ có suy nghĩ không sợ sệt, không đánh giá cao lời nói của bố mẹ và tiếp tục phạm phải lỗi lầm.

6. "Bố/mẹ đã bảo rồi"

Cụm từ này một khi nói ra rất dễ gây hiểu lầm cho trẻ rằng quyết định của chúng hoàn toàn sai lầm, khiến trẻ trở nên luống cuống và mất tự tin.

Thay vào đó, hãy cố gắng trình bày tình huống một cách khách quan hơn và cùng trẻ phân tích nó.

Cha mẹ là thầy giáo tốt nhất của con, những lời cha mẹ nói thường sẽ ảnh hưởng đến con cả đời. Ảnh minh họa

Cha mẹ là thầy giáo tốt nhất của con, những lời cha mẹ nói thường sẽ ảnh hưởng đến con cả đời. Ảnh minh họa

7. "Tại sao con không thể làm tốt hơn?"

Khi con được 9 điểm, chúng háo hức về nhà và khoe ngay với bạn: "Mẹ ơi, con được tận 9 điểm". Trước đó con chưa bao giờ đạt điểm cao như vậy nên lần này, con vô cùng mong chờ sự khen ngợi từ bạn, vậy mà bạn lại nói: "Tại sao con không được 10 điểm? 9 điểm có gì để tự hào, cũng có phải điểm tối đa đâu".

Khi con cố gắng thể hiện bản thân và đã có tiến bộ, đây là lúc con muốn nhìn thấy sự ngưỡng mộ và khen ngợi từ cha mẹ, nhưng cha mẹ không thấy sự cố gắng của con, bỏ qua sự tiến bộ và phát triển của con, từ đó xóa bỏ luôn lòng tự tin của con!

8. "Ai dạy con cái này?" (về một trò nghịch ngợm)

Khi nghe được lời quát mắng này, đứa trẻ sẽ nghĩ: "Cha mẹ mình không biết mình đã nghĩ ra điều này." Trẻ sẽ nghĩ rằng mình có thể không bị trừng phạt vì đã đổ lỗi cho người khác.

Bạn nên nói: "Tại sao con lại làm điều đó?". Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu được vì sao con làm điều này, do con tự làm hay nhờ sự khuyến khích của ai. Hãy cho trẻ cơ hội để giải thích hành động của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Cha mẹ có EQ thấp sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của con cái.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN