7 phương pháp loại bỏ tật nói bậy của trẻ

Sự kiện: Dạy con

Khi một đứa trẻ bắt đầu tập nói, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng cảm thấy đáng yêu vô cùng. Tuy nhiên, khi trẻ dần được tiếp xúc với thế giới bên ngoài và đôi khi sẽ vô tình bắt chước cả những từ ngữ xấu.

Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy rất lo lắng khi đột nhiên một ngày nào đó con mình nói tục, chửi bậy. Họ cảm thấy sốc và ngay lập tức tra khảo trẻ đã học những từ đó từ ai và ở đâu.

Không chỉ riêng những bé trai thường, mà thậm chí có những bé gái cũng có những từ ngữ đó. Chúng dường như không ý thức được những gì mình đang nói là từ thô tục, không phù hợp khi sử dụng với người lớn.

Vậy nên, trong khi trẻ còn nhỏ, hãy nhanh chóng giúp con từ bỏ việc sử dụng những từ ngữ đó đi càng sớm càng tốt. Sau đây là những cách bố mẹ giúp trẻ loại bỏ những từ xấu mà chúng đang nói.

7 phương pháp loại bỏ tật nói bậy của trẻ - 1

1. Làm rõ ý nghĩa của từ

Khi đứa trẻ sử dụng một từ thô tục lần đầu tiên, bố mẹ nên giải thích rõ ý nghĩa của từ này, tại sao nó lại là một từ cấm và người nghe sẽ cảm giác như thế nào khi nghe thấy từ đó. Bằng cách giảng dạy như thế này, trẻ sẽ hiểu được rằng mình đang làm tổn thương và gây khó chịu cho người nghe.

2. Bố mẹ nên xem lại chính từ ngữ của mình

Trẻ em rất dễ bắt chước những từ mà bố mẹ và những người xung quanh đang sử dụng. Nếu nghe được thì bố mẹ hãy nhanh chóng xin lỗi con và nhẹ nhàng nói với trẻ rằng chúng không nên nói những từ đó với người khác.

3. Chỉ cho trẻ hiểu không nên nói với người khác

Là bố mẹ ai cũng mong muốn con mình không bị ảnh bởi những lời nói xung quanh, chúng ta không thể cấm người khác nói được. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giải thích cho trẻ hiểu rằng chúng không được phép nói với người lớn như vậy. Thường xuyên kiểm tra và để ý những lời trẻ sử dụng ở trường học, hàng xóm...

7 phương pháp loại bỏ tật nói bậy của trẻ - 2

4. Dạy trẻ những từ không nên nói

Hãy làm rõ lý do để trẻ hiểu rằng những từ đó là thô tục, bạo lực và khi chúng sử dụng những từ ấy sẽ khiến người nghe bị tổn thương và sẽ rất buồn.

5. Dạy trẻ không được phép nói ở đâu

Giống như câu “Ai là người không được phép nói”, “Không được nói từ gì” và “Không được phép nói ở đâu” cũng là câu mà trẻ cũng cần phải hiểu và sử dụng cho đúng lúc, đúng nơi. Chẳng hạn ở những nơi công cộng, ở trường học, thậm chí là trong gia đình.

7 phương pháp loại bỏ tật nói bậy của trẻ - 3

6. La mắng một cách nghiêm túc

La mắng khác với quở trách, hãy sử dụng những từ ngữ làm sao để trẻ hiểu được vấn đề mà chúng nói từ ngữ xấu là rất nghiêm trọng. Bố mẹ hãy nghiêm túc và có thái độ cứng rắn.

7. Sử dụng hình phạt

Có một số trẻ rất lì lợm dù có nghiêm túc mắng bao nhiêu lần thì chúng vẫn không thay đổi và có thái độ chống cự lại. Khoảng từ 2-4 tuổi trẻ rất bướng bỉnh. Phương pháp bất đắt dĩ nhất phải sử dụng là roi vọt để trẻ thấm hiểu cảm giác đau, hoặc có thể sử dụng một hình phạt thật nặng để trẻ sợ.

Sự khác biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ cách dạy con của người Nhật

Người nước ngoài khi đến Nhật Bản không khỏi ngạc nhiên trước sự tự giác, kỷ luật của trẻ em nước này. Tất cả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Ikuji-log) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN