3 khả năng này của trẻ quan trọng hơn điểm số cao nhất trong bài kiểm tra

Sự kiện: Dạy con

Đây là 3 khả năng mà một đứa trẻ nhất định cần được bố mẹ rèn luyện ngay từ nhỏ nếu muốn tương lai trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu bố mẹ là người quá chú trọng chuyện thắng thua trong thi cử, con cái sẽ chỉ muốn giành chiến thắng, không thể chịu đựng được cú sốc thất bại, điều đó sẽ rất đáng sợ. Trên thực tế có không ít những trường hợp đau lòng khi một đứa trẻ lúc nào cũng đứng top 1 trong lớp, nhưng vì một lý do nào đó mà để tụt hạng, chúng cảm thấy điều này như một sự sỉ nhục bản thân và lo lắng tột độ trước ánh mắt của bố mẹ. Vì thế, trong một số trường hợp, trẻ thậm chí còn chọn cái chết.

Vì vậy, ngoài điểm số, bố mẹ hãy trang bị cho con mình một số khả năng khác để tăng cường EQ cho trẻ.

1. Khả năng đối mặt với những thất bại

Điểm số không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống này. Trong tương lai, khi bước chân vào xã hội, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, lòng can đảm đối mặt và vượt qua khó khăn là điều cực kỳ quan trọng.

Có một câu chuyện kể về cô gái họ Vương. Sau khi đi làm, cứ mỗi khi bản thân mắc phải sai lầm gì, cô ấy đều ghi lại trong một cuốn sổ tay và tự nhủ không được lặp lại sai lầm tương tự nào trong tương lai.

Dẫu rất nỗ lực trong công việc, nhưng sếp vẫn cố tình chèn ép khiến cô cảm thấy rất khổ sở. Để giải tỏa cảm xúc tiêu cực này, cô tìm đến bộ môn đánh đấm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sếp cô là người thích sự hoàn hảo nên có yêu cầu rất cao đối với nhân viên, thậm chí là rất khắt khe. Ông thẳng thắn cho biết, nơi làm việc không phải nhà trẻ, sếp không cần phải động viên nhân viên. Làm việc trong một môi trường như vậy khiến cô chịu rất nhiều áp lực.

Nếu con bạn sau này rơi vào hoàn cảnh như vậy, liệu chúng sẽ giải quyết như thế nào? Là bố mẹ, bạn có thể dạy con mình thay vì kìm nén mọi cảm xúc tiêu cực trong lòng, hãy chọn cách giao tiếp trực tiếp và tìm cách giải quyết vấn đề.

Dù trong học tập hay công việc sau này, ai cũng phải gặp những khó khăn khác nhau, nhưng hơn thua là thái độ sống như thế nào. Tương lai của một đứa trẻ tốt hay tệ đi phụ thuộc vào thái độ chúng có lạc quan chấp nhận thực tế, nỗ lực vượt qua khó khăn hay không.

Sau 30 năm nghiên cứu, Đại học Pennsylvania, Mỹ đã phát hiện ra rằng, khi đối mặt với thất bại và khó khăn trong cuộc sống, chìa khóa thành công hay thất bại của một người nằm ở khả năng chống lại sự thất vọng.

2. Khả năng suy nghĩ độc lập

Có một câu chuyện kể về một cô gái quyết định đến Mỹ du học khi mới 14 tuổi. Lúc này, bố mẹ của cô gái rất lo lắng về con gái mình một mình nơi đất khách quê người. Thế nên, họ quyết định sẽ sang Mỹ sống để tiện cho việc chăm sóc. Thế nhưng, cô gái này đã đáp lại bố mẹ rằng: “Không, hãy để con tự đi và tự sống một mình”.

Sau 27 giờ bay, cô gái này cũng đến được Mỹ, nhưng bị giam giữ tại sân bay. Hóa ra trẻ em dưới 15 tuổi không được phép đi du lịch một mình ở Mỹ. Không bỏ cuộc, cô gái tự tin nói với người quản lý sân bay rằng: “Tôi đến đây để du học. Tôi hy vọng mình có thể rèn luyện được khả năng chống chọi với mọi thứ. Vì vậy, tôi đã thuyết phúc bố mẹ để tôi đi một mình”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Có lẽ với những đứa trẻ khác, khi gặp sự cố xảy ra sẽ liên lạc ngay với bố mẹ, nhưng cô gái này lại làm điều ngược lại. Cuối cùng, cô gái này đã ung dung rời khỏi sân bay một cách suôn sẻ nhờ chính sự thông minh của mình.

Vậy nên, dù ở thời điểm này, trẻ cũng cần phải giữ suy nghĩ và tư duy của riêng mình, đừng mù quáng mà chạy theo đám đông. Một người có suy nghĩ độc lập, không muốn dựa dẫm, lệ thuốc vào người khác chắc chắn tương lai sẽ vô cùng sáng sủa.

3. Khả năng tự quản lý bản thân

Cựu tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt từng nói: “Có một phẩm chất có thể khiến một người bình thường trở nên nổi bật giữa đám đông, đó không phải là tài năng, học vấn hay IQ cao mà chính là sự tự kỷ luật của bản thân”.

Trong bộ phim tài liệu nổi tiếng “7 năm cuộc đời” của Trung Quốc, có một thí nghiệm “kẹo dẻo” được bàn tán rất sôi nổi. Thí nghiệm này cho thấy một điểm: Những đứa trẻ biết tự kỷ luật bản thân luôn tiến xa, đạt được nhiều thành công trong tương lai so với những đứa trẻ dễ bị ham muốn của bản thân chi phối.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những tấm gương về tính kỷ luật và sự tự giác có rất nhiều trên mạng, nổi bật nhất phải kể đến Trương Hi Phong, một trong số những học sinh cực kỳ xuất sắc tại Trường trung học phổ thông Hành Thủy, Cao Hùng, Trung Quốc.

Đây là một ngôi trường được xem như “cái nồi” đào tạo ra vô số những học sinh đạt thành tích cao, đậu vào Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh. Khi xem lịch trình của Trương Hi Phong, mọi người càng thêm ngưỡng mộ tính kỷ luật đỉnh cao của cậu.

5:30 Thức dậy.

5:50 Vừa chạy bộ, vừa cầm trên tay một cuốn sách đọc to.

5:05 Đọc sách.

6:35 Ăn sáng.

7:00 Đến trường.

7:45 Bắt đầu học chính khóa.

12:00 Tan học. Mọi người đổ xô tới căng-tin, Trương Hi Phong vừa đọc sách vừa ăn cơm.

12:45 – 13:45 Ngủ trưa.

14:04 Học ca chiều.

18:00 Ăn tối.

19:00 Giờ tự học ở trường.

21:50 Quay trở về ký túc xá, tắm rửa, chuẩn bị học tiếp đến khuya.

12:00 Đi ngủ.

Nhìn thời gian biểu của Trương Hi Phong, mọi người đều đồng ý rằng, phép màu chỉ là một tên gọi khác của sự chăm chỉ. Điều kỳ diệu được tạo ra thực sự là kết quả của quá trình học tập chăm chỉ.

Khả năng tự quản lý bản thân không chỉ áp dụng trong việc học mà còn cả trong cuộc sống sau này. Chỉ khi hình thành được thói quen tự giác, chắc chắn một người sẽ gặt hái được những thành quả không ngờ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đáng sợ hơn cả đánh đập, mắng mỏ là cách dạy con theo kiểu ”bạo lực tình cảm”

Sự phớt lờ của cha mẹ giống như một lưỡi dao cùn, không gây chảy máu nhưng lại mang tới vết thương không thể xóa nhòa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN