Vì sao 3 đồ đệ có thể “cưỡi mây vượt gió” mà Đường Tăng vẫn nhất quyết đi bộ tới Tây Trúc thỉnh kinh?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Nguyên do thực sự khiến Đường Tăng không vội vàng mà dành 14 năm đi bộ đến Tây Trúc thỉnh kinh và vượt qua 81 kiếp nạn là gì?

Chứng kiến hành trình thỉnh kinh 14 năm, mưa dập gió vùi, rất nhiều độc giả Tây Du Ký từng thắc mắc tại sao cả ba đồ đệ của Đường Tăng, đều có thể cân đẩu vân đến núi Linh Sơn đất Phật trong nháy mắt nhưng mà họ lại quyết tâm đi bộ.

3 học trò của Đường Tăng đều võ công cao cường.

3 học trò của Đường Tăng đều võ công cao cường.

Quả thực, Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không có thể đi được 10.800 dặm, chỉ trong giây lát là đến Linh Sơn Phật Quốc. Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới đều dễ dàng lên núi Linh Sơn bởi một người thông thạo 72 phép Địa sát, 1 người tường tận 36 phép Kim Cang, chuyện bay lượn cưỡi mây đều quá đơn giản. Ngoài ra, bản thân Tôn Ngộ Không đã không ít lần lên Linh Sơn "ăn vạ" Phật Tổ Như Lai.

Đương nhiên, chuyện chở vài ngàn cuốn kinh thư hay nhấc bổng Đường Tăng chớp mắt đến núi Linh Sơn gặp Phật Tổ là chuyện trong tầm tay. Thậm chí, nếu thích có thể đi lại vài chục lần. Nhưng nếu dễ dàng như vậy thì học giả Ngô Thừa Ân đã chẳng cần đến 100 hồi truyện và nền văn học Trung Quốc chỉ còn tam đại điển thư.

Đường Tăng

Đường Tăng

Đường Tăng vốn là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì khinh mạn Phật Pháp nên mới phải đầu thai 9 kiếp làm người để tu luyện, do đó không thể dùng phép thuật thần thông để quá độ sang Tây Thiên được mà phải là con đường khổ hạnh.

Đường Tăng chưa qua tu luyện chỉ là thân bùn chưa thoát phàm, làm sao có thể đến nơi Phật quốc thánh khiết. Nếu Đường Tăng muốn đến cõi Phật phải thoát khỏi hồng trần, bụi đất nhân gian. Và để đạt được cảnh giới ấy, bắt buộc Đường Tăng phải tu luyện để thăng hoa sinh mệnh, trút bỏ dơ bẩn để đạt đến sự thuần tịnh của thân tâm.

Hơn nữa, tu tâm đạo hạnh, Đường Tăng cần phải thoát khỏi bể khổ nhân gian, dĩ nhiên không thể một tấc đến trời. Nếu có đến được núi Linh Sơn, Phật Tổ cũng không thể công nhận. Thế mới gọi là: "Nhược tương dong dịch đắc, Tiện tác đẳng nhàn khan" (Nếu có được quá dễ dàng, thì người ta chỉ coi đó là vật xem những lúc rỗi nhàn). Nhưng tu luyện ấy là gì? Chính là phải trải qua ma nạn. Đường Tăng hiện chỉ là một người phàm thân đầy nghiệp lực, muốn trở thành thần tiên thật gian khó biết bao.

Xưa nay vẫn cho rằng, cái hiếm thì mới quý, cái khó đạt được thì mới khiến người ta trân trọng suốt đời. Ngay chính Đường Tăng cũng từng nói với Tôn Ngộ Không trong hồi 20 rằng: "Con có thể dùng mẹo để tới đích lần này nhưng thiếu rèn luyện thì những chặng đường sau đó con không thể nào đi nổi. Ở đời vốn không có con đường tắt. Chúng ta chỉ có thể đi đúng hướng, đi hiệu quả để đỡ mệt nhọc. Đừng nghĩ đến việc đi đường ngang ngõ tắt".

4 thầy trò tu thành chính quả.

4 thầy trò tu thành chính quả.

Nhưng quan trọng hơn cả, thỉnh kinh chỉ là nhiệm vụ, mục đích thực sự của 4 thầy trò Đường Tăng là truyền bá Phật Pháp. Nếu chỉ đơn giản có được chân kinh có khi cũng không thể giảng giải, dịch nghĩa, truyền bá Phật Pháp. Giống như người quản lý chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ chứ không thể thay lãnh đạo hoàn thành sứ mệnh. Thế nên, Đường Tăng phải bước từng bước khó nhọc sang Tây Thiên mà thỉnh kinh, trải qua đủ 81 kiếp nạn thì mới xứng đắc được chân kinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhắc tới thành công của Tây Du Ký, không thể không nhắc đến những yêu quái muôn hình muôn dạng, tuy nhiên tất cả đều chung một kết cục "bi thảm nhất" trước 5 thầy trò Đường Tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tùng Lâm (t/h) ([Tên nguồn])
Tây Du Ký 1986: Chuyện giờ mới kể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN