Sự thật về nàng Dương Quý Phi “mũm mĩm” vẫn được vua nhà Đường sủng ái

Các chuyên gia đã xem xét lại lịch sử thời nhà Đường để giải thích những hiểu lầm lớn nhất về nàng Dương Quý Phi.

Trong số "Tứ đại mỹ nhân" nổi tiếng lịch sử Trung Hoa, Dương Quý Phi là người đem đến nguồn cảm hứng sáng tạo lớn cho các nhà làm phim. Nhiều tác phẩm đã kể về cuộc đời của nàng phi tần họ Dương dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Cuộc đời Dương Quý Phi trong lịch sử

Theo những gì sử sách ghi lại, Dương Quý Phi có tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc. Trước khi trở thành phi tử của vua Đường Huyền Tông, Dương Ngọc Hoàn là vợ danh chính ngôn thuận của Thọ vương Lý Mạo, con trai Đường Huyền Tông. Tuy nhiên, sau lần gặp mặt Dương Ngọc Hoàn, Đường Huyền Tông đã lập tức động lòng và triển khai kế hoạch biến con dâu thành sủng phi. Nhờ có sự trợ giúp của hoạn quan Cao Lực Sĩ, nhà vua đã lấy được Dương Ngọc Hoàn về làm quý phi một cách danh chính ngôn thuận.

Dương Quý Phi nhận được sự sủng ái của vua Đường Huyền Tông.

Dương Quý Phi nhận được sự sủng ái của vua Đường Huyền Tông.

Tuy nhiên, sự sủng ái của vua Đường Huyền Tông dành cho Dương Quý Phi được xem là nhân tố khiến cho nhà Đường suy vong. Nhà vua mải mê tửu sắc mà bỏ bê triều chính, chi tiêu quá đà. Không chỉ vậy, ông còn ban các chức tước quan trọng cho người nhà Quý Phi khiến cho nhiều người không nể phục.

Về phần Dương Quý Phi, dù được nhà vua sủng ái nhưng bà lại lén lút tư tình với An Lộc Sơn - con muôi của Đường Huyền Tông. Sau này khi binh biến loạn lạc, nhà họ lại gây thù chuốc oán khiến cho dân chúng lầm than. Vì muốn có sự phò tá của tướng sĩ, Đường Huyền Tông buộc phải ban cho Quý Phi một dải lụa trắng để Cao Lực Sĩ thắt cổ bà.

Cái chết nàng Quý Phi vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa giải đáp.

Cái chết nàng Quý Phi vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa giải đáp.

Thi thể Quý Phi sau đó chỉ được chôn ở ven đường. Sau khi về thành Trường An, vua nhà Đường muốn cải táng cho bà nhưng vấp phải sự phản đối của quần thần.

Trong dân gian, nhiều truyền thuyết cho rằng Dương Quý Phi giả chết rồi lưu lạc sang nước Oa (Nhật Bản) hay Cao Ly (Hàn Quốc). Mối tình của Dương Quý Phi và vua Đường Huyền Tông là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm điện ảnh và nghệ thuật khác ra đời.

Hình mẫu Dương Quý Phi trong phim

Dương Quý Phi trên màn ảnh Trung Hoa khá đa dạng. Thậm chí, “bông hồng lai” Trương Dung Dung cũng được chọn vào vai này, trong “Yêu Miêu truyện”. Vẻ đẹp lai Pháp của Dung Dung không để lại ấn tượng đặc biệt nơi người xem cũng là điều dễ hiểu bởi ít người chấp nhận nhan sắc của Dương Quí Phi lại có hơi hướng Tây phương. Trong quan niệm chung, Dương Ngọc Hoàn là đặc trưng cho vẻ đẹp Á Đông thuần túy.

Nữ diễn viên sở hữu vẻ đẹp lai Pháp thủ vai “Dương Quý Phi” trong “Yêu Miêu truyện”.

Nữ diễn viên sở hữu vẻ đẹp lai Pháp thủ vai “Dương Quý Phi” trong “Yêu Miêu truyện”.

Dựa vào câu chuyện cuộc đời Dương Quý Phi, có thể thấy bà mang đến nhiều tai họa và hủy hoại một thời kỳ phồn thịnh của nhà Đường (618 - 907). Tuy nhiên, qua góc nhìn của đạo diễn Trần Khải Ca, Dương Quý Phi là một người phụ nữ đáng thương, đáng hận.

Có lẽ người thiệt thòi nhất khi đóng vai Dương Quí Phi khi bị khán xếp hạng “Dương Quí Phi xấu nhất màn ảnh” chính là nữ diễn viên Ân Đào. Ai đã xem “Dương Quý Phi bí sử” do người đẹp sinh năm 1979 này thủ vai chính sẽ thấy, tuy Ân Đào không sở hữu dung nhan “hoa nhường nguyệt thẹn” nhưng vẫn duyên dáng, gương mặt tròn đầy, phúc hậu với má lúm đồng tiền. Tuy nhiên, chấm đen trên môi Ân Đào làm giảm điểm thẩm mỹ khi nữ diễn viên vào vai Dương Quý Phi.

Phạm Băng Băng trong "Đại Đường phù dung viên".

Phạm Băng Băng trong "Đại Đường phù dung viên".

Phạm Băng Băng là nữ diễn viên duy nhất hai lần thủ vai Dương Quý Phi. Lần đầu, Phạm Băng Băng vào vai Dương Quí Phi trong bộ phim “Đại đường phù dung viên”, khi ấy mỹ nhân 25 tuổi, gương mặt vẫn còn nhiều nét trong sáng, thơ ngây.

Thế nhưng 8 năm sau, năm 2015, nhan sắc và thần thái hút hồn của Phạm Băng Băng ở tuổi 33 mới khiến khán giả mê mẩn trong “Vương triều đích nữ nhân: Dương Quý Phi”. Vẻ đẹp từ khuôn mặt tới hình thể của Phạm Băng Băng được khai thác tối đa. Những trang phục tôn lên vòng 1 và làn da trắng như tuyết của Phạm Băng Băng khiến người đẹp trở thành nàng Dương Quý Phi quyến rũ nhất màn ảnh”.

Một phiên bản “Dương Quý Phi” đầy táo bạo của Phạm Băng Băng.

Một phiên bản “Dương Quý Phi” đầy táo bạo của Phạm Băng Băng.

Với Phạm Băng Băng, khán giả còn biết tới một Dương Quý Phi táo bạo. Người đẹp làm khán giả không thể rời mắt với cảnh vừa tắm, vừa uống rượu trong bồn và nhất là “cảnh nóng” trên lưng ngựa giữa Dương Quý Phi và Đường Minh Hoàng. Tuy nhiên, sự lộng lẫy, quyền quý của Phạm Băng Băng trong phim chẳng kém cạnh Võ Mỵ Nương và không giống nguyên gốc Dương Quý Phi trong tranh miêu tả từ thời phong kiến.

 Dương Quý Phi ngoài đời có ngoại hình mũm mĩm

Dương Ngọc Hoàn là một phi tần rất được sủng ái của Đường Huyền Tông. Trong văn hóa Trung Hoa, bà được xếp vào một trong “Tứ đại mỹ nhân” sở hữu sắc đẹp, được ví là khiến “hoa thu mình lại vì hổ thẹn”.

Nguyên mẫu ngoài đời của Dương Quý Phi.

Nguyên mẫu ngoài đời của Dương Quý Phi.

Thế nhưng điều đáng nói là, trong “Tứ đại mỹ nhân” của Trung Quốc, Tây Thi, Điêu Thuyền và Vương Chiêu Quân đều là mỹ nhân có dung mạo như hoa, thân hình mảnh mai, thon thả, chỉ riêng Dương Ngọc Hoàn là ngoại lệ. 

Theo sử sách, vào đời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, đầy đặn. Trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu: Yến ốm Hoàn mập (Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn thời Đường, ý câu thành ngữ là mỗi người một vẻ đẹp khác nhau).

Do đó, nếu đúng theo nguyên mẫu, thì các diễn viên mỹ nữ vào vai Dương Quý Phi, phải tròn trịa, chứ không mình hạc xương mai như Phạm Băng Băng, Hướng Hải Lam, Y Tịnh Năng, Văn Tụng Nhàn, Ân Đào….

Tranh vẽ Dương Quý Phi đời trước, nhan sắc chỉ phù hợp với thẩm mỹ thời Đường. 

Tranh vẽ Dương Quý Phi đời trước, nhan sắc chỉ phù hợp với thẩm mỹ thời Đường. 

Theo những ghi chép trong lịch sử, Dương Quý Phi cao khoảng 1m64, nặng đến 68kg và vẻ ngoài thật sự rất diễm lệ. Dù có thân hình tương đối mũm mĩm, nhưng đặt trong tiêu chuẩn thẩm mỹ của thời nhà Đường, Dương Quý phi chính là mỹ nhân. Nhưng người đời sau suy đoán, có lẽ một phần bởi thân hình tròn trịa, đầy đặn nên Dương Quý Phi không thể có con. 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Dương Quý phi không thể mang thai là vì sử dụng một thứ thuốc gọi là "Hương cơ hoàn". Vị thuốc này có tác dụng khiến làn da trở nên mịn màng hơn. Tuy nhiên, vị thuốc nào cũng có 3 phần độc, Hương cơ hoàn cũng vậy. Thành phần chủ yếu của Hương cơ hoàn là xạ hương, tiếp xúc với xạ hương lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến đổi trong chức năng cơ thể và có thể không mang thai. 

Vào thời cổ đại, không có con là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Đây cũng chính là trở ngại lớn nhất khiến Dương Quý phi không được lập làm Hoàng hậu. 

Nguồn: [Link nguồn]

“Dương Tiêu đẹp nhất lịch sử” tái xuất màn ảnh Việt trong bộ phim hình sự trinh thám đặc sắc

Bộ phim xoay quanh cuộc chiến tàn khốc chống lại các băng đảng ma tuý, với sự tham gia của dàn diễn viên tài danh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN