Loạt bom tấn cổ trang Trung Quốc bị chỉ trích vì xuyên tạc, bóp méo lịch sử

Nhiều bộ phim vấp phải làn sóng tẩy chay dữ dội, thậm chí bị “cấm sóng”.

Phim cổ trang là một trong những thế mạnh của điện ảnh Trung Quốc, không chỉ thu hút với những câu chuyện lịch sử, mà còn gây ấn tượng bởi những cảnh quay đẹp mắt và diễn xuất đỉnh cao của dàn diễn viên. Tuy nhiên, vì nhu cầu thương mại hóa nhằm thu hút người xem, nhiều biên kịch đã không ngại sửa nguyên tác gốc và có nhiều yếu tố sáng tạo, thậm chí “bóp méo lịch sử” khiến công chúng phẫn nộ.

Bộ phim Trường Ca Hành mới lên sóng gần đây là một ví dụ. Bộ phim lấy bối cảnh nhà Đường, trong đó nữ chính là con gái của Thái tử Lý Kiến Thành và Công chúa người Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, theo sử sách Trung Quốc ghi chép lại, người kết hôn với Thái tử Lý Kiến Thành là Trịnh Quan Âm, ái nữ của Thống đốc Tân Châu thời Tùy - Trịnh Kế Bá.

"Trường Ca Hành" đang gây nhiều tranh cãi vì xuyên tạc lịch sử

"Trường Ca Hành" đang gây nhiều tranh cãi vì xuyên tạc lịch sử

Cách tạo hình nhân vật Đường Thái Tông Lý Thế Dân cũng vấp phải nhiều chỉ trích. Theo đó, Lý Thế Dân là một người đa tài, văn võ song toàn và rất can đảm, được coi là vị tướng khai quốc, cùng vua cha Đường Cao Tổ sáng lập nhà Đường.

Vết nhơ duy nhất trong cuộc đời ông là sự biến Huyền Vũ Môn, sát hại anh trai anh trai Lý Kiến Thành và em trai Lý Nguyên Cát để giành ngôi. Tuy nhiên, sau khi kế vị ngôi vua, Lý Thế Dân đã có đóng góp không nhỏ cho công cuộc cải tổ đất nước, khiến nhà Đường trở thành đất nước rộng lớn và hùng mạnh nhất thời bấy giờ.

Lý Thế Dân - vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc biến thành nhân vật phản diện

Lý Thế Dân - vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc biến thành nhân vật phản diện

Nhưng trong Trường Ca Hành, Lý Thế Dân lại là một kẻ máu lạnh, ích kỷ, vì lợi ích cá nhân mà bất chấp tính mạng của người khác, trở thành một nhân vật phản diện. Theo đó, hai vị thủ hạ của ông là Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối cũng bị biên kịch phim biến thành người xấu, ác độc, nhỏ nhen, coi trời bằng vung.

Chi tiết tể tướng Phòng Huyền Linh phóng hỏa đốt quán trà, khiến người vô tội thiệt mạng cũng bị cho là hư cấu, cố tình bôi đen nhân vật.

Vì vậy, ê – kíp làm phim Trường Ca Hành đã nhận được một bức thư tố cáo dài 40 trang, yêu cầu tôn trọng lịch sử, ngừng phát sóng bộ phim đồng thời gỡ bỏ bộ truyện tranh gốc.

 Trước Trường Ca Hành, nhiều bộ phim cổ trang khác cũng bị “ném đá” vì xuyên tạc lịch sử.

Bộ phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ phát sóng năm 2014 cũng từng là đề tài thảo luận của những người yêu lịch sử Trung Quốc. Võ Tắc Thiên nổi tiếng là một người đàn bà chuyên quyền và tàn độc, bị dân gian gọi là “gian hậu loạn triều”, tàn ác bất nhân với cả người thân, làm nghiêng đổ xã tắc. Tuy nhiên, nhân vật Võ Tắc Thiên của Phạm Băng Băng là người có tấm lòng nhân hậu bao dung, vì luôn bị hậu cung đố kỵ, toan tính nên bắt buộc phải trở nên độc ác để bảo vệ bản thân và gia đình.

Nhân vật Võ Tắc Thiên (Phạm Băng Băng) được hoàn mỹ hóa, thành người phụ nữ vĩ đại

Nhân vật Võ Tắc Thiên (Phạm Băng Băng) được hoàn mỹ hóa, thành người phụ nữ vĩ đại

Chi tiết Võ Mỵ Nương mang thai con của Lý Thế Dân khiến không ít khán giả cảm thấy khó chịu vì không đúng lịch sử. Sau khi bị phản đối, bộ phim đã vội vàng “chữa cháy” bằng cách chèn một câu thoại Võ Mỵ Nương thừa nhận đứa trẻ là con của Hoàng tử Lý Trị. Ngoài ra, nhân vật Lý Mục (Lý Thần) là mối tình đầu của Võ Mỵ Nương hoàn toàn là hư cấu, trong lịch sử không hề có người này.

Từ Hiền Phi (Trương Quân Ninh) được xây dựng khác hoàn toàn miêu tả trong sử sách

Từ Hiền Phi (Trương Quân Ninh) được xây dựng khác hoàn toàn miêu tả trong sử sách

Từ Hiền Phi xinh đẹp, lương thiện và được Hoàng Thượng sủng ái cũng biến thành một người đàn bà mưu mô, thủ đoạn, cuối cùng bị giam vào cung cấm và treo cổ tự vẫn. Một nhân vật gây tranh cãi khác là Vi Quý Phi, theo sử sách ghi chép lại, đây là một phi tần của Hoàng đế Lý Thế Dân, sinh hạ cho ông một trai một gái, tuy nhiên, trong phim bà bị xây dựng thành người phụ nữ không có con, nên luôn ghen ghét với các phi tần khác, tính cách nham hiểm, nhiều thủ đoạn.

Hai tác phẩm cổ trang đình đám năm 2018 là Diên Hy Công LượcHậu cung Như Ý truyện cũng bị cấm sóng vì lỗi xuyên tạc lịch sử, truyền bá những giá trị lệch lạc. Theo đó, Hậu cung Như Ý truyện đã biến Càn Long thành một vị “hôn quân”, bạc tình bạc nghĩa, hoang dâm vô độ.

Càn Long trong "Như Ý truyện" trở thành hôn quân, sống bạc bẽo

Càn Long trong "Như Ý truyện" trở thành hôn quân, sống bạc bẽo

Các nhân vật khác cũng bị thêu dệt thái quá, Lệnh Phi độc ác, dùng mọi thủ đoạn để leo lên vị trí Hoàng Quý Phi, các phi tần khác mưu mô thủ đoạn, tìm mọi cách chèn ép Như Ý, hại chết con của nàng. Diên Hy Công Lược cũng gặp phải tình trạng tương tự, vì vậy, Cục Điện ảnh Trung Quốc cũng bắt đầu hạn chế và tiến tới sẽ “xóa sổ” các bộ phim cung đấu.

Nguồn: [Link nguồn]

Phim cổ trang Trung Quốc đã lừa hàng tỷ khán giả như thế này đây!

Hàng loạt đồ hiện đại liên tục xuất hiện trong phim cổ trang khiến khán giả lắc đầu ngao ngán vì sự bất cẩn của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lâm Mộc (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN