Hoạn quan Trung Quốc và bí mật mức lương: Đọc thánh chỉ cũng "bỏ túi" số tiền khổng lồ

Mức thu nhập của các thái giám đều có quy định rõ ràng, cấp bậc càng cao thì lương bổng càng nhiều.

Nhiều người cho rằng hoạn quan - thái giám là một nghề nghiệp thấp hèn nhưng công việc này hoàn toàn có thể hưởng mức lương bổng và chế độ đãi ngộ vô cùng lớn.

Con đường tiến thân xán lạn

Với tính chất đặc thù, người đàn ông theo nghề thái giám sẽ phải "tịnh thân" đầy đau đớn và nguy hiểm. Do đó, thái giám thường là lựa chọn với những người bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng. Phạm vi công việc của thái giám rất rộng nhưng có thể tạm chia thành 2 nhóm. Một nhóm là thái giám hầu hạ bên cạnh thái hậu, hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần. Nhóm còn lại sẽ đảm nhận các công việc nặng nhọc hơn trong hoàng cung. 

Tổng quản thái giám Lý Ngọc trong phim "Diện Hy công lược".

Tổng quản thái giám Lý Ngọc trong phim "Diện Hy công lược".

Tuy nhiên, dù thuộc nhóm nào thì thái giám cũng đều có phân bậc rõ ràng. Nhóm thái giám bên cạnh thái hậu, hoàng đế và hoàng hậu đều là tổng quản thái giám và thủ lĩnh thái giám. Thời nhà Thanh quản lý thái giám chặt chẽ và đặt ra nhiều quy định hơn triều nhà Minh. Do đó, sự chuyên quyền của thái giám chưa hề xuất hiện. Tuy nhiên, đến thời kỳ nhà Thanh bắt đầu sụp đổ, khi Từ Hy thái hậu cầm quyền, địa vị của các thái giám đã tăng lên rất nhiều. 

Trong lịch sử Trung Hoa, nhiều "đại thái giám" nắm trong tay quyền lực khét tiếng. Trong số đó, không thể không nhắc đến vị đại thái giám đầu tiên ở thời Trần là Triệu Cao. Nhờ vào tài ăn nói, biết lấy lòng chủ tử cùng với thủ đoạn cao tay, Triệu Cao rất được Tần Thủy Hoàng tín nhiệm. Không chỉ thế,, ông còn có thể chi phối cả vị hoàng đế thứ hai của vương triều này, đó là Tần Nhị Thế. Do vậy, thái giám dù được coi là tầng lớp nô bộc trong hoàng cung nhưng lại có rất nhiều cơ hội để thu về quyền lực, tiền bạc và thậm chí là đem lại hào quang cho cả gia tộc.

Khi Từ Hy thái hậu cầm quyền, thái giám có địa vị cao và giàu có.

Khi Từ Hy thái hậu cầm quyền, thái giám có địa vị cao và giàu có.

Một trong những thái giám từng làm khuynh đảo triều thần dưới thời Từ Hy thái hậu là Lý Liên Anh. Ông là thái giám đã phụng sự hậu cung nhà Thanh qua 4 đời vua. Từng đảm nhiệm Đại tổng quản nội cung, chức vị của Lý Liên Anh cũng không phải chỉ là hư danh. Sinh thời, vị thái giám nổi tiếng "lắm mưu nhiều kế" vốn có năng khiếu thiên bẩm trong việc quản lý mọi việc chốn hậu cung.

Bộ phim điện ảnh Hong Kong "Đại thái giám" cũng xoay quanh cuộc đời của Lý Liên Anh - vị hoạn quan duy nhất được phong quan nhị phẩm trong lịch sử Trung Quốc. Ông được người đời biết đến là cánh tay đắc lực bên cạnh Từ Hy thái hậu, không chỉ điều khiển hậu cung mà thậm chí còn can dự đến những biến động triều chính. Vai diễn của Lê Diệu Tường bắt đầu từ khi Lý Liên Anh còn là một thái giám thấp hèn theo hầu Uyển Thái Tần của Hàm Phong tiên đế cho đến khi lần lượt loại bỏ tất cả đối thủ, bước lên đỉnh cao quyền lực.

Video: Cảnh thái giám Lý Liên Anh (Lê Diệu Tường)  bế hoàng đế Quang Tự lúc đó mới 4 tuổi lên ngai vàng.

Khác với suy nghĩ của nhiều khán giả truyền hình, Lê Diệu Tường mang đến hình ảnh một Lý Liên Anh mạnh mẽ, nam tính và trượng nghĩa, hoàn toàn đối lập với dáng vẻ thường thấy của những công công ái nam ái nữ, dáng đi ẻo lả, cử chỉ điệu đàng. Có thể nói, sự cách tân táo bạo này không chỉ tạo nên tính mới lạ, hấp dẫn mà còn mang đến những góc nhìn đa chiều về tầng lớp hoạn quan.

Mức thu nhập của thái giám

Nhà Thanh là một trong những triều đại rực rỡ nhất của Trung Quốc. Vì thế, các thái giám dưới triều đại này cũng nhận được mức đãi ngộ tốt hơn rất nhiều. Theo lịch sử ghi chép, thái giám tổng quản có mức lương mỗi tháng là 8 lượng bạc và 8 đấu gạo. Đối với thái giám thông thường thì con số này ở mức 2 lượng bạc và 2 đấu gạo. Vào thời nhà Thanh, 1 lượng bạc tương đương khoảng 500 NDT (gần 1,8 triệu đồng), mỗi đấu gạo xấp xỉ 15 tệ (gần 54 nghìn đồng). 

Thái giám thời nhà Thanh có mức thu nhập hậu hĩnh.

Thái giám thời nhà Thanh có mức thu nhập hậu hĩnh.

Nếu quy đổi dựa trên con số này thì thu nhập của thái giám tổng quản Thanh triều sẽ là 4120 NDT (gần 14,8 triệu đồng) cho mỗi tháng. Tương tự như vậy, thu nhập của thái giám bình thường sẽ vào khoảng 1030 NDT (hơn 3,7 triệu đồng).

Ngoài nguồn thu nhập từ lương bổng, thái giám còn có các khoản ban thưởng khác. Nếu như họ hoàn thành nhiệm vụ mà chủ nhân giao phó thì sẽ có cơ hội nhận được tiền thưởng hoặc các hiện vật. Đặc biệt, thái giám còn được biết tới là người truyền tin của hoàng đế đến với các đại thần. Vì vậy, mỗi lần đi truyền thánh chỉ, tầng lớp này cũng sẽ có nguồn thu nhập không công khai nhưng vô cùng hậu hĩnh. Vào thời đại nhà Thanh, khi các quan đại thần phạm sai lầm, hoàng đế sẽ phái thái giám tới phủ đệ của họ để tuyên đọc thánh chỉ trách phạt.

Mỗi lần đọc thánh chỉ, thái giám có thể thu về số tiền vô cùng lớn.

Mỗi lần đọc thánh chỉ, thái giám có thể thu về số tiền vô cùng lớn.

Mỗi lần như vậy, các quan viên này đều sẽ biếu tiền cho thái giám để duy trì mối quan hệ, dò hỏi thông tin hoặc nhờ họ nói đỡ với hoàng đế. Theo ghi chép lịch sử, số tiền "cửa sau" này có khi lên tới 400-500 lượng bạc. Do vậy, chỉ nhờ vào việc đọc thánh chỉ, các hoạn quan thời xưa đã có thể thu về ít nhất 20000 NDT (hơn 718 triệu đồng).

Tất nhiên, không phải tất cả thái giám đều nhận được các khoản tiền như vậy. Các thái giám ở cấp thấp nhất sẽ vô cùng khó khăn khi làm việc nặng nhọc, ăn uống cực khổ nhưng chỉ được ban cho số tiền nhỏ. Nếu không may bị đuổi khỏi hoàng cung thì họ chỉ còn 2 lựa chọn duy nhất là ăn xin sống qua ngày hoặc chết đói. 

Bộ phim "Hậu cung Như Ý truyện" cũng xây dựng một chi tiết thể hiện sự giàu có của thái giám trong Tử Cấm Thành. Trong phim, nhân vật thái giám Lý Ngọc được giao cho nam diễn viên Hoàng Hựu Minh đảm nhận. Lý Ngọc là thái giám thân cận của vua Càn Long (Hoắc Kiến Hoa). Anh đem lòng yêu mến Tỏa Tâm - cung nữ thân cận của Như Ý (Châu Tấn). Sau này, anh được Như Ý nâng đỡ lên nắm giữ chức vị Tổng quản Dưỡng Tâm điện thay thế Vương Khâm. Lý Ngọc là một người thông minh lanh lợi, tận tâm với chủ tử vì vậy trong cuộc chiến hậu cung, anh trở thành một trợ thủ đắc lực của Như Ý.

Vào ngày cưới Tỏa Tâm, Lý Ngọc đã tặng người thương 50 mẫu đất ở ngoại thành. Trên các diễn đàn phim ảnh, khán giả đã làm một phép tính đơn giản. Vào thời đó, 50 mẫu đất tương đương 33.333 m2, theo giá đất của Bắc Kinh khoảng 50.000 NDT/m2 thì giá trị 50 mẫu đất lên đến 1,6 tỷ NDT (hơn 5,7 nghìn tỷ đồng).

Tạo hình nhân vật thái giám Lý Ngọc của nam diễn viên Hoàng Hựu Minh trong phim "Hậu cung Như ý truyện"

Tạo hình nhân vật thái giám Lý Ngọc của nam diễn viên Hoàng Hựu Minh trong phim "Hậu cung Như ý truyện"

Sự giàu có của những thái giám này cũng tăng dần theo mức độ quyền lực. Đa số, mỗi người họ đều có hàng vạn châu báu của cải và hàng triệu mẫu đất. Đây là những thứ mà nguồn thu nhập của một thái giám bình thường không thể có được. 

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ về cách thái giám xử lý đồ ăn thừa của hoàng đế Trung Hoa sau mỗi bữa ngự thiện

Nhiều người tò mò về cách xử lý các món ăn thừa trên bàn tiệc của vua trong khi thái giám hay cung nữ hầu hạ không dám ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp từ Sina và Sohu) ([Tên nguồn])
Phim Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN