Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà được công nhận là di sản địa chất quốc tế
Cùng với 99 địa điểm khác của 53 quốc gia trên thế giới, vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và quần đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng đã được Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) công nhận là di sản địa chất quốc tế.
Dự kiến, Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế sẽ công bố danh sách 100 di sản địa chất IUGS tại Đại hội Địa chất quốc tế (IGC) lần thứ 37 diễn ra từ ngày 25-31/8 tại Busan, Hàn Quốc.
Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà được công nhận là di sản địa chất quốc tế.
Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà được công nhận nhờ hai giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo karst (địa mạo của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất.
Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà bao gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển làm ngập chìm karst nhiệt đới cũng như có 3 loại hình hang động chủ yếu (hang hàm ếch biển cổ, hang nền karst cổ và hàm ếch).
Vịnh Hạ Long thể hiện các giai đoạn muộn hơn của quá trình biển ngập chìm. Quần đảo Cát Bà bổ sung các giá trị địa chất quan trọng vào di sản thông qua các mẫu hình về các giai đoạn đất liền và liên triều.
Năm 1994, vịnh Hạ Long đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị nổi bật toàn cầu về thẩm mỹ.
Năm 2000, vịnh Hạ Long lại được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai với giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo.
Ngày 16/9/2023, tại kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản thiên nhiên thế giới, UNESCO đã công nhận vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
Trên hành trình khám phá Di sản Tự nhiên Thế giới được UNESCO công nhận, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đến sửng sốt của vô số hòn đảo đá vôi cùng hang động kỳ bí chỉ có ở vịnh Hạ Long.
Nguồn: [Link nguồn]