Nam ca sĩ Việt đi trông xe máy năm 16 tuổi, giờ ở nhà 2000 cây vàng

Nam ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về ngày Tết 2023 khi trải qua kỷ niệm buồn.

Đoan Trường được biết tới là một trong những ca sĩ tên Trường nổi tiếng trong làng nhạc Việt những năm 90. Anh từng được xem là một "ca lạ" trong showbiz Việt khi chỉ xem âm nhạc như một cuộc dạo chơi nhưng lại tạo thành công lớn. Là một người tự lập từ nhỏ, anh đã sớm kiếm tiền từ công việc lao động năm 16 tuổi. Anh kể: "Tôi đã biết mang những đồng tiền đầu tiên về cho bố mẹ từ năm 16 tuổi khi tôi đi làm thêm công việc trông xe máy cho khách ra vào công viên du xuân từ 26 Tết cho đến tận mùng 8". Giờ đây, khi ở trong căn nhà trị giá khoảng 2.000 cây vàng, anh lại khó tránh khỏi những cô đơn, nhất là trong dịp Tết.

Nam ca sĩ Việt đi trông xe máy năm 16 tuổi, giờ ở nhà 2000 cây vàng - 1

Sợ Tết và cứ muốn chạy trốn Tết

- Tết năm nay đến với anh như thế nào? Anh chuẩn bị tâm lý đón nhận một cái Tết Quý Mão ra sao sau một thời gian mất mát đi người thân yêu ruột thịt?

- Gia đình tôi luôn có truyền thống mà tôi thấy rất hay, đó là từ năm 1 tuổi đến năm 20 tuổi tôi được bố và mẹ lì xì vào đúng thời khắc Giao thừa. Còn từ năm 20 tuổi trở đi, tôi luôn mừng tuổi lại cho bố mẹ. Số tiền mừng này luôn tăng dần theo từng năm như báo công với bố mẹ là tôi đã thành đạt, viên mãn. Năm nay, tôi sẽ đón một cái Tết “mồ côi” vì mẹ tôi đã qua đời vài tháng trước. Dù vậy tôi vẫn để 2 phong bao lì xì lên bàn thờ như truyền thống hằng năm. Có thể nói đây là một năm rất buồn nên thật lòng tâm trạng cũng không hân hoan, háo hức gì. Tôi chỉ muốn có một kỳ nghỉ Tết gọn nhẹ, giản lược bớt các thủ tục không cần thiết nên tôi sẽ không tất bật chuẩn bị Tết từ sớm như các năm trước.

Ca sĩ Đoan Trường bên mẹ ruột

Ca sĩ Đoan Trường bên mẹ ruột

- Sự thiếu vắng của người mẹ khiến anh chịu ảnh hưởng lớn thế nào?

- Mẹ tôi là người duy nhất luôn bày biện sắp đặt mâm ngũ quả, gấp và cắt giấy vàng, giấy đỏ theo hình hoa mai, hoa đào, chim én. Bà sẽ mặc áo dài xưa thắp nén hương thơm đầu tiên trong thời khắc giao mùa. Năm nay không còn mẹ bên cạnh nên tôi phải thay mẹ làm tất cả những việc này. Tết này cũng là cái Tết mẹ không lì xì cho tôi như năm trước. Tôi vẫn phải cố gắng làm thật tốt, thật đẹp với một tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất vì tôi biết mẹ đang dõi theo mình.

- Kỷ niệm nào về mẹ khiến anh nhớ nhất trong dịp này?

Bố tôi đột ngột ra đi vì cơn bạo bệnh không rõ nguyên nhân vào ngày 28 Tết năm 2008. Không dám thông báo cho mọi người, đám tang chỉ để viếng đúng một ngày rồi đưa đi hỏa táng vừa kịp ngày giao thừa. Mẹ tôi đau khổ gần như mất trí, đổ bệnh suốt cả tháng Giêng. Tôi bỏ hết các dự án, công việc để ở nhà chăm mẹ. Tết năm đó, nhà tôi không ăn Tết, tôi không tiếp khách và cũng không đi chúc Tết vì sợ mang điều không may đến cho người khác. Với tôi, đây là cái Tết được gói gọn trong một chữ "buồn" nhất từ trước đến nay. Năm hết Tết đến, cái cảm giác cô đơn, trống vắng, đau buồn lại bắt đầu hiện về nên tôi sợ Tết và cứ muốn chạy trốn Tết là vậy.

Mở lòng từ 3 năm nay nhưng vẫn cô đơn

Nam ca sĩ ở căn nhà 2.000 cây vàng nhưng Tết này vẫn rất cô đơn

Nam ca sĩ ở căn nhà 2.000 cây vàng nhưng Tết này vẫn rất cô đơn

- Khi đón một cái Tết trong căn nhà trị giá 2.000 cây vàng, anh có chia sẻ việc trang trí lại không gian trong nhà để đón Tết. Anh vốn là một người luôn đặt ra kế hoạch chi tiêu cụ thể, không lãng phí. Vậy việc trang trí tốn của anh khoảng bao nhiêu tiền?

- Sau 2 năm không trang trí nhà Tết vì dịch bệnh thì năm nay tôi quyết định mang tí không khí mùa xuân vào nhà vừa vui mắt, vừa bớt hiu quạnh bằng cách dùng lại vài đồ trang trí Tết năm kia. Đó là những nhành mai, cành đào, dây đèn nhấp nháy, quả dưa đỏ, bánh chưng xanh, đôi câu thư pháp, vài lồng đèn treo trước cửa cho có cái gọi là “mùi” Tết. Tôi chỉ quan trọng mâm cơm giao thừa, dọn dẹp, trang trí bàn thờ gia tiên thật chỉn chu, thật trang trọng. Thực phẩm thì mua vừa đủ, tự tay tôi chế biến, nấu ăn cúng ông bà, bố mẹ.

Tôi đã biết mang những đồng tiền đầu tiên về cho bố mẹ từ năm 16 tuổi khi tôi đi làm thêm công việc trông xe máy cho khách ra vào công viên du xuân từ 26 Tết cho đến tận mùng 8. Do đó, tôi rất quý trọng đồng tiền mình làm ra ngay từ nhỏ nên không cần quá phung phí vào mấy việc này. Trang trí cũng chỉ để nhà cửa bớt vắng vẻ, cảnh vật bớt đìu hiu để năm mới phấn khởi hơn, may mắn hơn.

"Trang trí cũng chỉ để nhà cửa bớt vắng vẻ, cảnh vật bớt đìu hiu để năm mới phấn khởi hơn, may mắn hơn", anh chia sẻ

"Trang trí cũng chỉ để nhà cửa bớt vắng vẻ, cảnh vật bớt đìu hiu để năm mới phấn khởi hơn, may mắn hơn", anh chia sẻ

- Không ít người cho rằng việc một mình ở trong căn nhà giá trị như vậy sẽ khiến người ta thấy cô đơn. Bản thân anh có cảm nhận như vậy không? Anh có cách nào giải tỏa sự cô đơn này?

Tôi thừa nhận Tết này sẽ rất cô đơn vì tôi không có nhiều bạn bè, hàng xóm, người thân đến chơi. Tôi cũng chẳng còn họ hàng bên nhà ngoại và nhà nội, chẳng còn bố mẹ thân yêu. Đêm giao thừa tôi sẽ thay mẹ tự tay nấu mâm cơm cúng gia tiên. Sáng mùng 1 thức dậy, tôi có thể thư thái ngồi bên tách trà nóng, nhấm nháp mứt gừng, ngắm hoa mai vàng bung nở trước sân nhà. Tôi dự định chỉ mời vài người bạn hay nghệ sỹ hợp tuổi, hợp mạng đến nhà xông đất chiều mùng 2, liên hoan nhẹ nhàng xong cả nhóm đi chùa xin lộc, cầu phúc, cầu…duyên.

Tôi luôn có cách vượt qua nỗi cô đơn như thức dậy muộn hơn để tiêu tốn thời gian, tìm công việc làm thêm như dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh các vật dụng, bố trí lại các góc tiểu cảnh, trồng thêm vài cây kiểng để chăm sóc, tự đi chợ và nấu ăn, kéo dài thời gian tập thể dục thể thao ngoài công viên mỗi ngày, tham gia vào các hội nhóm thiện nguyện hay đăng ký làm tình nguyện, đi du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, tôi cũng hay ra công viên, đi dạo và ngồi trên ghế đá ngắm mọi người qua lại. Việc nuôi và tương tác với thú cưng, chăm sóc cơ thể giúp tôi thư thái. Tôi cũng hoạt động tích cực hơn trên mạng xã hội.

Đoan Trường trang trí lại căn nhà dịp Tết sau 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19

Đoan Trường trang trí lại căn nhà dịp Tết sau 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19

- Anh vừa chia sẻ về việc đi chùa cầu duyên. Anh có ý nghĩ sẽ mở lòng để đón nhận tình cảm mới sau những lần đổ vỡ?

- Tôi đã mở lòng từ 3 năm nay rồi mà có tình cảm nào đến đâu nên đành chấp nhận duyên số vậy. Cái nào của mình mãi là của mình. Chắc ý trời muốn tôi “được” hay “bị” cô đơn đến suốt đời!

Tiêu Tết 15 triệu, chỉ lì xì “đồng giá”

- Trong dịp Tết, anh sẽ tiêu tốn khoảng bao nhiêu tiền cho các chi phí cá nhân?

- Tết “bổ sung” cả đống việc và chi phí làm cho người ta đau đầu tính toán: quà Tết (5 triệu), ăn Tết (2 triệu), sắm Tết (1 triệu), trang trí Tết (1 triệu), đi chơi Tết (2 triệu), đi chúc Tết, lì xì Tết (2 triệu), thưởng Tết cho người giúp việc (2 triệu).

Có “trốn” Tết thì tôi cũng phải lo đầy đủ nhưng không phung phí mà phải có chừng mực, chi tiêu chỉ ở mức trung bình, hợp lý. Năm nay tôi không đi du lịch nên sẽ không tiêu tốn nhiều, có thể nói tổng tiền tiêu Tết tầm 15 triệu.

-  Anh quan điểm như thế nào về chuyện lì xì ngày Tết?

- Quan điểm của tôi về chuyện lì xì dịp Tết là một tập tục khá hay. Lì xì chủ yếu là vui vẻ, may mắn, xin lộc đầu năm nên tôi vẫn giữ thói quen lì xì “đồng giá” 100 nghìn đồng cho người lớn hay trẻ con. Còn nữa, tôi chỉ lì xì cho những ai chủ động đến chúc Tết mình một cách nghiêm túc và thật lòng chứ tôi không tự động “ban phát” lì xì cho tất cả mọi người!

"Tôi không tự động “ban phát” lì xì cho tất cả mọi người!", Đoan Trường chia sẻ

"Tôi không tự động “ban phát” lì xì cho tất cả mọi người!", Đoan Trường chia sẻ

- Nhiều người cho rằng nếu có con cái thì việc lì xì “đỡ thiệt”. Trong trường hợp của mình, anh nghĩ thế nào?

- Người lớn có thói quen lì xì cho trẻ con khi đi chúc Tết lẫn nhau, có thể do tính chất công việc “Nhà cung cấp- khách hàng” hay quan hệ “Cấp dưới - cấp trên” mà gia đình nào có nhiều con cái sẽ “đỡ thiệt”. Đó cũng là quy luật “ngầm” tồn tại nhiều năm nay trong cuộc sống hiện đại. Tôi cho đó là sự tự nguyện của người cho lì xì - một hình thức đưa tiền mặt danh chính ngôn thuận. Tuy nhiên, người nhận lì xì, mà thực tế là bố mẹ có con cái, sẽ cảm thấy mắc nợ người cho lì xì.

Riêng cá nhân tôi như đã chia sẻ, tôi chỉ lì xì “đồng giá” cho mọi người, riêng trẻ con phải khoanh tay chúc Tết tôi lễ phép và thành thật. Thái độ này cũng chứng tỏ sự giáo dục và dạy dỗ nghiêm túc của gia đình các bé.

Một minh chứng phản bác lại quan điểm “lương 10 triệu/tháng không đủ sống”

Đoan Trường chia sẻ kế hoạch chi tiêu khoảng 15 triệu cho dịp Tết

Đoan Trường chia sẻ kế hoạch chi tiêu khoảng 15 triệu cho dịp Tết

- Anh nghĩ gì về việc tiêu xài hiện nay của những gương mặt trẻ mới nổi trên mạng xã hội. Có người nói “lương 10 triệu/tháng không đủ sống”, có người cho rằng “mỗi tháng phải kiếm 100 triệu”.

- Nền kinh tế năm 2022 cũng chỉ mới hồi phục dần dần, thu nhập cũng chỉ mới trên đà khởi sắc nên cái gì cần thiết lắm mới mua, cái gì hư hao lắm mới đổi, cái gì đặc biệt lắm mới ăn và cuối cùng là việc gì quan trọng lắm, tình nghĩa lắm mới đi như tiệc cưới, sinh nhật, tân niên, tất niên, tri ân. Tôi đã luôn áp dụng quy tắc trên nên tôi là một minh chứng phản bác lại quan điểm “lương 10 triệu/tháng không đủ sống”. Dĩ nhiên nếu “mỗi tháng phải kiếm 100 triệu” thì cuộc sống sẽ thoải mái hơn, vui vẻ hơn, chi tiêu mạnh tay hơn mà không phải “thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, tôi nhận ra đa số những người có nhiều tiền chưa chắc là có hạnh phúc thật sự. Hạnh phúc chính là bớt tham và thấy đủ, tùy vào hoàn cảnh của từng người.

- Anh muốn nói điều gì với các bạn trẻ về chuyện chi tiêu trong thời đại ngày nay?

- Nếu đồng tiền do chính bạn làm ra thì bạn cứ tiêu theo nhu cầu cuộc sống. Còn nếu bạn đang tiêu tiền do bố mẹ làm ra thì phải biết chừng mực, hợp lý và đúng mục đích.

- Cám ơn anh về những chia sẻ!

Nguồn: [Link nguồn]

[Podcast] Kim Oanh: “Tôi chưa bao giờ ghen tỵ với Nhã Phương”

Cô gái Quảng Trị xinh đẹp hé lộ mối quan hệ đặc biệt với Nhã Phương, đồng thời thừa nhận Công Lý là “mối tình đầu”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Vũ ([Tên nguồn])
Ca sĩ Đoan Trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN