Đại gia tuần qua: Ông chủ FPT Trương Gia Bình giàu cỡ nào?

Tại FPT, ông Trương Gia Bình vẫn là cổ đông lớn nhất, sở hữu 77,16 triệu cổ phiếu FPT.

Giá cổ phiếu FPT đã tăng hơn 60%, đại gia Trương Gia Bình giàu cỡ nào?

Thời gian qua, mức thị giá của FPT tăng nhanh, tăng khoảng 14% trong vòng 1 tháng và tăng khoảng 15% kể từ đầu tháng 6. So với đầu năm, giá cổ phiếu FPT đã tăng hơn 60% (tương ứng tăng hơn 50.000 đồng mỗi cổ phiếu). Cùng với sự tăng giá không ngừng của cổ phiếu thì giá trị tài sản của cổ đông FPT cũng tăng theo, trong đó đáng kể nhất là khối tài sản trên sàn của nhóm đứng đầu.

Tại FPT, ông Trương Gia Bình vẫn là cổ đông lớn nhất, sở hữu 77,16 triệu cổ phiếu FPT tương ứng tỷ lệ nắm giữ là 6,08%. Ông Bùi Quang Ngọc nắm 20,84 triệu cổ phiếu tương ứng 1,64%.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT

Bà Trương Thị Thanh Thanh nắm 16,5 triệu cổ phiếu tương ứng 1,3%. Ông Đỗ Cao Bảo nắm 12,06 triệu cổ phiếu tương ứng 0,95% vốn điều lệ. Bà Trương Thị Thanh Thanh là mẹ chồng của Hoa hậu Jennifer Phạm.

So với đầu năm, tài sản của ông Trương Gia Bình đã gia tăng khoảng 4.000 tỷ đồng. Tài sản của ông Bùi Quang Ngọc tăng hơn 1.100 tỷ đồng, của bà Trương Thị Thanh Thanh tăng hơn 800 tỷ đồng và của ông Đỗ Cao Bảo tăng hơn 600 tỷ đồng.

Chi hàng chục tỷ đồng mua cổ phiếu, một cá nhân trở thành cổ đông lớn của DN sản xuất xe ô tô điện rẻ nhất Việt Nam

CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) vừa thông báo về ngày trở thành cổ đông lớn của bà Bùi Thị Hồng Nhung. Theo đó, trước khi thực hiện giao dịch mua cổ phiếu, bà Nhung nắm giữ 1,1 triệu cổ phiếu TMT, chiếm tỉ lệ 2,98% cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Ngày 24/6/2024, bà Nhung đã mua 1 triệu cổ phiếu, tăng số lượng cổ phiếu sở hữu lên 2,1 triệu cổ phiếu, tương đương tỉ lệ 5,69%. Ngày 25/6, bà Nhung tiếp tục mua vào 670.000 cổ phiếu, tăng sở hữu lên 2,77 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 7,51% cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Tính theo thị giá đóng cửa 2 phiên là 12.600 đồng/cổ phiếu (24/6) và 12.350 đồng/cổ phiếu (25/6), ước tính bà Nhung đã phải chi khoảng 22 tỷ đồng để mua cổ phiếu TMT.

Cùng ngày, TMT Motors cũng ra báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Lê Tiến Phan. Theo đó, trong 2 ngày 24/6 và 25/6, ông Phan đã bán ra 1,67 triệu cổ phiếu TMT, đúng bằng lượng cổ phiếu mà bà Nhung mua lại trong 2 ngày này.

Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam hồi tháng 6/2023, ô tô điện Wuling Mini EV của TMT Motors đã gây sự chú ý lớn đến người tiêu dùng trong nước bởi giá bán khởi điểm rẻ nhất thị trường chỉ hơn 200 triệu đồng, thấp hơn cả xe hạng A như Hyundai Grand i10 hay Kia Morning cùng với kiểu dáng thiết kế có thể xem là "độc, lạ".

Công ty mẹ Cường Đô La bán tài sản để làm gì?

 Hội đồng quản trị Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã ban hành nghị quyết thông qua việc chuyển nhượng dự án nhà máy thủy điện Ia Grai 2 và nhà máy thủy điện Ayun Trung nhằm tái cơ cấu đầu tư.

Hai nhà máy nêu trên đều do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thủy điện Quốc Cường - một công ty con của QCG làm chủ đầu tư. Trong đó, nhà máy thủy điện Ia Grai 2 nằm tại các xã la Tô, la Krái, la Grăng, la Khai (huyện la Grai, tỉnh Gia Lai) với công suất lắp máy 7,5 MW (gồm 2 tổ máy, công suất 3,75 MW/tổ máy).

CTCP Quốc Cường Gia Lai của mẹ Cường Đô La bán tài sản cơ cấu đầu tư

CTCP Quốc Cường Gia Lai của mẹ Cường Đô La bán tài sản cơ cấu đầu tư

Giá trị chuyển nhượng nhà máy thủy điện Ia Grai 2 khoảng 235 tỷ đồng. Điều kiện đi kèm là bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm sử dụng nguyên trạng lực lượng lao động của nhà máy tại thời điểm chuyển nhượng và đảm bảo quy định quyền lợi của người lao động.

Nhà máy thủy điện Ayun Trung nằm tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang và xã Trang (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai). Dự án có công suất lắp máy đạt 13 MW. Giá trị chuyển nhượng dự kiến 380 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng cả hai dự án sẽ diễn ra trong quý II và III năm nay.

Đóng cửa xưởng may công suất 5 triệu sản phẩm, "đại gia dệt may" làm ăn ra sao?

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) vừa thông qua việc chấm dứt hoạt động của Xưởng may Trảng Bàng. Trước đó, xưởng may này đã được tạm ngưng hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày 15/4. Sau lần mở rộng quy mô vào năm 2019, Xưởng may Trảng Bàng đã có 27 dây chuyền sản xuất với tổng công suất đạt 5 triệu sản phẩm/năm.

Động thái chấm dứt hoạt động của Xưởng may Tràng Bàng diễn ra trong bối cảnh Dệt may Thành Công vừa hoàn tất thủ tục M&A Công ty TNHH Dệt may SY Vina với giá 468 tỷ đồng.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Dệt May Thành Công từng chia sẻ, việc chấm dứt hoạt động của Xưởng may Trảng Bàng nhằm cơ cấu lại danh mục nhà máy để có nguồn vốn phục vụ cho việc đầu tư mua lại Nhà máy SY Vina.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, doanh thu công ty mẹ của Dệt may Thành Công đạt 64 triệu USD và lợi nhuận sau thuế đạt 4,72 triệu USD, lần lượt tăng 12% và 10% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu và 69% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Đất nước này từng nghèo khó, nhưng sự phát triển thần kỳ và nhanh chóng đã giúp tăng thu nhập lên mức rất cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN