"Cái chết cô độc" của đàn ông Hàn Quốc sau ly hôn

Đàn ông Hàn Quốc sau khi ly hôn là những chuỗi ngày đầy tăm tối và thậm chí nhiều người đã lựa chọn giải pháp đáng buồn nhất.

Mỗi năm tại Hàn Quốc có hàng nghìn người, đa số ở độ tuổi trung niên và sống một mình, qua đời trong cô độc, không được phát hiện trong nhiều ngày thậm chí là nhiều tuần.

Đây chính là hiện tượng xã hội “cái chết cô độc” (godoksa) - tình trạng phổ biến mà chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách giải quyết khi dân số già đi nhanh chóng. Năm 2021, số nam giới qua đời trong cô độc cao hơn phụ nữ 5,3 lần (trước đó chỉ cao hơn 4 lần). Người ở độ tuổi 50 và 60 chiếm tới 60% “cái chết cô độc”, số trường hợp ở độ tuổi 40 và 70 cũng cao. 

Nguyên nhân vì đâu?

Ông Kim Sae-byul là người làm công việc dọn dẹp ở nơi chứng kiến sự ra đi trong cô độc của nhiều người dân. Kể từ khi thành lập công ty dọn dẹp mang tên "Bio Hazzard" vào năm 2010, ông Kim đã chứng kiến ​​hàng nghìn cái chết cô đơn, hầu hết xảy ra ở Seoul và các khu vực lân cận.

Người đàn ông chia sẻ với truyền thông: "Khoảng 90% đàn ông mà tôi từng tiếp xúc đều sống một mình sau khi ly hôn và mất liên lạc với con cái. Sau khi ly hôn ở tuổi xế chiều, họ rơi vào tình trạng thất nghiệp và không đủ tiền để sống sót qua ngày".

Nhiều người đàn ông Hàn Quốc sống cô độc một mình.

Nhiều người đàn ông Hàn Quốc sống cô độc một mình.

Song In-joo, một nhà nghiên cứu tại Tổ chức Phúc lợi Seoul, chuyên nghiên cứu về sự cô lập xã hội và những cái chết cô đơn, đã quan sát thấy rằng những người đàn ông sống một mình chịu cảm giác cô đơn sâu sắc hơn so với phụ nữ.

Nhà nghiên cứu cho hay: "Cho dù là do ly hôn hay nghỉ hưu, đàn ông thường có xu hướng cô lập mình nhiều hơn so với phụ nữ. Việc đánh mất vị trí trong xã hội và trong gia đình là nguyên nhân chính khiến đàn ông trung niên thu mình sống trong bóng tối".

Nhà nghiên cứu nói rằng những người đàn ông này phần nhiều không quen làm việc nhà, có nguy cơ bỏ bê bản thân nhiều hơn. Bên cạnh đó, họ cũng không được đáp ứng nhu cầu thể chất lẫn tinh thần, thường dẫn đến các bệnh mãn tính.

Cần có sự hỗ trợ

Vào năm 2020, Hàn Quốc đã đưa ra những giải pháp để hỗ trợ nam giới ở độ tuổi 50 - 60 và tăng cường hợp tác với chính quyền địa phương để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường của nhóm người này. 

Theo ông Kim, chính quyền cần làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ đàn ông cô độc tại nước này: "Họ thường tự tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài, không muốn nhận sự hỗ trợ từ các dịch vụ xã hội hoặc cộng đồng địa phương".

Một bộ phận đàn ông ra đi trong cô độc.

Một bộ phận đàn ông ra đi trong cô độc.

Trong khi đó, bà Song cho rằng, Hàn Quốc có thể học hỏi từ một số quốc gia châu Âu cung cấp các lựa chọn về ngôi nhà chung, nơi các thành viên dễ kết nối và chia sẻ tâm tư cho nhau: "Chúng ta nên tập trung vào việc tạo ra nhiều không gian và cơ hội hơn để những người đàn ông bị cô đơn có thể cảm nhận được sự kết nối với người khác".

Có thể nói rằng, một bộ phận đàn ông ở Hàn Quốc sau khi ly hôn họ thường rơi vào hoàn cảnh "bi đát", không nơi nương tựa. Cuộc sống một mình khiến những người đàn ông này không còn động lực để tiếp tục cuộc sống ở phía trước.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao đàn ông Hàn Quốc từ ”thấp bé nhẹ cân” trở nên cao nhất châu Á?

Chiều cao của đàn ông Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể trong vòng 42 năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Linh ([Tên nguồn])
Đàn ông phải thế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN