Từ trường - "chiếc khiên bảo vệ" Trái Đất đang yếu dần đi: Điều này nguy hiểm thế nào?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một nghiên cứu mới của Đại học Liverpool (Anh) đã cho thấy rằng từ trường của Trái Đất - một trong những yếu tố nuôi dưỡng sự sống - đang yếu dần đi. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với con người như chúng ta?

Từ trường của Trái Đất được coi là một yếu tố cơ bản và rất, rất quan trọng đối với sự sống của con người. Nhiều nhà khoa học còn ví von rằng, chúng ta nên coi nó là “công cụ” không thể thiếu trong “hộp dụng cụ sống còn” của hành tinh.

Nói như vậy là vì từ trường Trái Đất bảo vệ chúng ta khỏi những “luồng” bức xạ chết chóc từ vũ trụ. Không những thế, nó còn giúp duy trì nước ở dạng lỏng, nhờ đó mà động vật, thực vật mới sống được.

Tuy nhiên, một đội ngũ các nhà nghiên cứu của ĐH Liverpool (Anh) đã xem xét các mẫu đá lấy từ dung nham núi lửa ở Scotland và so sánh dữ liệu của nhiều năm để thấy rằng, từ trường nuôi dưỡng sự sống này đang yếu đi.

Hình ảnh minh họa việc từ trường Trái Đất bị "công phá" bởi các hạt năng lượng từ Mặt Trời. Ảnh: ESA Medialab.

Hình ảnh minh họa việc từ trường Trái Đất bị "công phá" bởi các hạt năng lượng từ Mặt Trời. Ảnh: ESA Medialab.

Từ trường Trái Đất được cho là sinh ra từ lõi Trái Đất - nơi chứa sắt và các kim loại khác nóng chảy. Nó cũng giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta trước các bức xạ có hại của Mặt Trời. Việc từ trường Trái Đất yếu có thể gây ra hậu quả lớn và nghiêm trọng. Chẳng hạn, các nhà khoa học tin rằng, sự kiện tuyệt chủng Devon muộn - một sự kiện bí ẩn xảy ra khoảng 360 triệu năm trước, được coi là một trong 5 sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử sinh học của Trái Đất, làm mất đa dạng sinh học - chính là do từ trường Trái Đất suy yếu, khiến cường độ tia UVB tăng vọt.

Từ trường giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta trước các bức xạ có hại của Mặt Trời. Ảnh minh họa: Somag News.

Từ trường giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta trước các bức xạ có hại của Mặt Trời. Ảnh minh họa: Somag News.

Tức là, khi từ trường Trái Đất suy yếu thì đời sống của cả con người, động vật, thực vật đều bị ảnh hưởng, bởi sự suy yếu này khiến gia tăng bức xạ tia cực tím có thể gây hư hại và đột biến gene. Một số nhà nghiên cứu còn tin rằng tàu vũ trụ bay trong vùng có từ trường yếu cũng dễ gặp sự cố kỹ thuật hơn. Bởi vậy, nhiều nhà khoa học luôn theo dõi từ trường trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lo sợ, bởi ĐH Liverpool nói rằng, từ trường Trái Đất dường như mạnh yếu theo chu kỳ, và mỗi chu kỳ thì cực dài, những… 200 triệu năm. Và theo tính toán thì từ trường đó sẽ đạt đến mức yếu nhất sau khoảng 80 triệu năm nữa. Lúc đó, con người có lẽ đã trở thành giống loài liên hành tinh rồi.

Tàu vũ trụ bay trong vùng có từ trường yếu cũng có thể dễ gặp sự cố kỹ thuật hơn. Ảnh minh họa: UPI/ Alamy Stock Photo.

Tàu vũ trụ bay trong vùng có từ trường yếu cũng có thể dễ gặp sự cố kỹ thuật hơn. Ảnh minh họa: UPI/ Alamy Stock Photo.

Còn chúng ta bây giờ có thể tự bảo vệ mình bằng cách nếu đi ra ngoài thì mặc trang phục thật kín để tránh tác hại của các tia cực tím thôi.

Nguồn: [Link nguồn]

1001 thắc mắc: Phi công 'soi' đèn thế nào để tránh va chạm trên bầu trời?

Nhiều người nghĩ bầu trời cao rộng, máy bay lại tự do bay như chim ngại gì va chạm. Nhưng thực tế không phải vậy, và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thục Hân ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN