Tàu thăm dò Nhật 'đánh bom' tiểu hành tinh

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cơ quan Thăm dò Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) nỗ lực kích hoạt thuốc nổ trên một tiểu hành tinh cách Trái đất khoảng 312 triệu km với hy vọng tạo ra một hố sâu và thu thập mẫu vật nhằm tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc hệ Mặt trời.

Tàu thăm dò Hayabusa-2 mang theo SCI – một thiết bị có gắn thuốc nổ dẻo để tạo ra một hố sâu nhân tạo trên tiểu hành tinh Ryugu. Sau khi triển khai SCI từ quỹ đạo tiểu hành tinh, Hayabusa-2 di chuyển tới một nơi an toàn, không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ, JAXA thông báo ngày 5/4.

Nếu nhiệm vụ thành công, tàu thăm dò sẽ tới hố sâu để thu gom mẫu đá nằm sâu trong lòng tiểu hành tinh hiện được môi trường vũ trụ khắc nghiệt bảo vệ, CNN đưa tin ngày 5/4. 

Khi di chuyển tới nơi an toàn, tàu thăm dò vận hành một chiếc camera nhỏ tên là DCAM3. Các nhà khoa học hy vọng camera thu được hình ảnh giây phút kích nổ trên bề mặt tiểu hành tinh từ khoảng cách khoảng 1 km.

Ryugu có chiều rộng là 914 m. Tàu thăm dò đã ở trên quỹ đạo nhiều tháng và đây là lần thu thập mẫu vật thứ hai mà tàu tiến hành.

Hồi tháng 2, tàu thăm dò bắn thành công một “viên đạn” vào Ryugu để tách lấy mẫu vật ở bề ngoài tiểu hành tinh. Các mảnh vở bắn ra lơ lửng, trôi nổi trên bề mặt do trường hấp dẫn của tiểu hành tinh yếu. Tàu thăm dò đã thu gom thành công các hạt vật chất bắn ra từ tiểu hành tinh, JAXA thông báo.

Ryugu có độ phản xạ rất thấp, 2%, nên mắt người thấy tiểu hành tinh này đen hơn than. Camera của tàu thăm dò có độ nhạy cao để có thể ghi lại được nhiều chi tiết nhỏ trên tiểu hành tinh.

Hayabusa-2 hoạt động thành công có thể mở đường cho việc quan sát và thu gom mẫu vật tốt hơn từ các hành tinh và thiên thể khác.

Hayabusa 2 sẽ rời Ryugu vào tháng 12 năm nay và trở về Trái đất vào cuối năm sau cùng với nhiều mẫu vật quý giá cho các nhà khoa học phân tích.

Nếu tàu thăm dò trở về Trái đất đúng lịch, đây sẽ là sứ mệnh mang mẫu vật từ một tiểu hành tinh kiểu C (carbon) đầu tiên. 

John Bridges, giáo sư khoa học hành tinh tại Đại học Leicester (Anh), nói rằng, sứ mệnh của Hayabusa 2 rất thú vị vì Ryugu là tiểu hành tinh kiểu C giàu carbon. Trong số những tiểu hành tinh mà con người đã biết, kiểu C là phổ biến nhất.

“Tôi có thể chắc một điều là Hayabusa 2 sẽ đem lại một số kết quả bất ngờ”, giáo sư Bridges nói. Ông tin rằng, thông tin mà mẫu vật tàu thăm dò đem lại sẽ khiến chúng ta nghĩ lại về giai đoạn tiến hóa ban đầu của hệ Mặt trời.

Tàu thăm dò Nhật 'đánh bom' tiểu hành tinh - 1

Tiểu hành tinh Ryugu giàu carbon, có đường kính khoảng 900 m. Ảnh: JAXA.

Từ Nhật bắn trúng mục tiêu đường kính 6 cm ở Brazil

Tính riêng việc đạt tới tiểu hành tinh Ryugu cũng là một thành công lớn. Việc này được so sánh với việc bắn trúng một mục tiêu có đường kính 6 cm từ khoảng cách 19.840 km.

“Nói cách khác, tới được Ryugu cũn giống như từ Nhật Bản nhắm vào một mục tiêu 6m ở Brazil”, JAXA tuyên bố.

Tàu thăm dò Hayabusa2 đến được tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6 năm ngoái sau khi khởi hành từ Trái đất vào tháng 12/2014.

7 nơi trong vũ trụ có thể tồn tại sự sống ngoài Trái Đất

Chúng ta có thực sự đơn độc trong vũ trụ bao la này? Đây là câu hỏi vẫn chưa thể có lời giải, tuy nhiên, việc nhìn thấy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái An ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN