Hôm nay, tiểu hành tinh nhanh hơn đạn 8 lần sượt qua Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Tiểu hành tinh khổng lồ 2022 KY4 sẽ tiến gần Trái Đất nhất trong vòng 100 năm vào ngày 17-7.

Tiểu hành tinh được Live Science mô tả là to như tòa nhà chọc trời 50 tầng là một trong những thành viên của danh sách "vật thể gần Trái Đất" được NASA theo dõi sát sao.

Rất may trong cú tiếp cận ngày 17-7 này, nó sẽ sượt qua vùng không gian quanh Trái Đất ở một khoảng cách an toàn là 6,1 triệu km, tức còn hơn 16 lần khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Một tiểu hành tinh khổng lồ đang lao nhanh về hướng Trái Đất - Ảnh minh họa từ NASA

Một tiểu hành tinh khổng lồ đang lao nhanh về hướng Trái Đất - Ảnh minh họa từ NASA

Đây là một khoảng cách xa đáng kể so với kẻ đe dọa khác - tiểu hành tinh 2022 NF, thứ vừa bay lướt qua địa cầu ở khoảng cách chỉ 90.000 km vào ngày 7-7.

Tiểu hành tinh được đặt tên là 2022 KY4 có đường kính khoảng 88 m tại điểm rộng nhất, di chuyển với tốc độ 27.000 km/giờ, tức nhanh hơn khoảng 8 lần so với tốc độ của một viên đại súng trường.

Theo tính toán của NASA, tảng đá không gian đã từng áp sát Trái Đất vào năm 1959 và năm 1948 mà chúng ta không hay. Nó sẽ không trở lại cho đến tháng 5-2048.

NASA vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ nó và các vật thể tương tự để sẵn sàng bất cứ lúc nào cho việc triển khai hệ thống phòng thủ hành tinh một khi có vật thể nào được dự đoán có khả năng va chạm với Trái Đất.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao qua ống kính của James Webb những ngôi sao trông “gai góc” hơn?

Kính viễn vọng James Webb của NASA đã mang đến hình ảnh của những ngôi sao xa xôi nhất trong Vũ Trụ, nhưng bạn có thấy chúng khác biệt so với những hình ảnh trước đây?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN