3 tiểu hành tinh lao đến gần Trái Đất trong tháng 9, “kẻ” lớn nhất xuất hiện ngay hôm nay

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, trong số nhiều tiểu hành tinh có thể bay ngang Trái Đất vào tháng này, có 3 tiểu hành tinh được đưa vào danh sách “cần theo dõi sát” vì chúng vừa lớn vừa lao tới rất gần.

Ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể có nhiều tiểu hành tinh, thiên thạch bay trong vũ trụ và có thể bay đến gần Trái Đất. NASA xếp hạng những tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 150 mét và bay ngang Trái Đất ở khoảng cách dưới 7,5 triệu km là “có tiềm năng gây nguy hiểm”, cần phải theo dõi.

NASA thông báo rằng, trong danh sách theo dõi hiện tại của họ có 3 tiểu hành tinh lớn sẽ bay gần Trái Đất cùng trong tháng này.

Trong đó, “đối tượng” lớn nhất là 2010 RJ53, sẽ đến gần Trái Đất nhất đúng hôm nay, 9/9. Nó có đường kính tới 774 mét, tức là gần ngang ngửa với tòa nhà cao nhất thế giới. Nó chỉ cách Trái Đất khoảng 366.000km, tức là còn gần hơn cả Mặt Trăng.

Một tiểu hành tinh rất lớn sẽ bay đến gần Trái Đất nhất ngay vào hôm nay. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Một tiểu hành tinh rất lớn sẽ bay đến gần Trái Đất nhất ngay vào hôm nay. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tiểu hành tinh thứ hai là 2021 PT, đường kính 137 mét. Nó đến muộn hơn 2010 RJ53 chỉ 2 ngày, tức là vào ngày 11/9. Tuy nhiên, nó cách Trái Đất 4,9 triệu km nên có lẽ không đáng lo nhiều.

Thế rồi đến ngày 22/9, sẽ có một tiểu hành tinh khác với ký hiệu 2021 NY1 - cũng đang nằm trong danh sách theo dõi - sẽ bay đến cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km. Hiện nay người ta vẫn chưa đưa ra được đường kính chính xác của nó, chỉ biết là trong khoảng từ 127 đến 284 mét.

Đúng 2 năm trước, vào ngày 9/9/2019, cũng có một tiểu hành tinh bị theo dõi chặt chẽ vì nó bay gần Trái Đất. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Đúng 2 năm trước, vào ngày 9/9/2019, cũng có một tiểu hành tinh bị theo dõi chặt chẽ vì nó bay gần Trái Đất. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Chúng ta nghe cả triệu km thì thấy có vẻ xa vời, tuy nhiên, NASA cho rằng những tiểu hành tinh bay cách Trái Đất dưới 7,5 triệu km là đã có thể gây nguy hiểm và việc đó là có lý do: Quỹ đạo của các tiểu hành tinh là không ổn định; lực hấp dẫn liên tục thay đổi của các hành tinh và Mặt Trời có thể khiến chúng đổi đường bay một cách đột ngột và không thể dự đoán. Một số tiểu hành tinh đã từng đến rất gần Trái Đất. Mà nếu chúng ở gần tới một mức độ nào đó, thì chính lực hút của Trái Đất sẽ “kéo” chúng lại và tất nhiên là gây ra va chạm.

Năm 2013, một thiên thạch có đường kính chưa đầy 20 mét phát nổ trên bầu trời tỉnh Chelyabinsk (Nga), vậy mà đã khiến gần 1.500 người bị thương, hơn 7.200 tòa nhà bị hư hại. Ảnh: AP/ Nasha gazeta.

Năm 2013, một thiên thạch có đường kính chưa đầy 20 mét phát nổ trên bầu trời tỉnh Chelyabinsk (Nga), vậy mà đã khiến gần 1.500 người bị thương, hơn 7.200 tòa nhà bị hư hại. Ảnh: AP/ Nasha gazeta.

Do đó, các cơ quan về thiên văn, vũ trụ phải liên tục theo dõi những tiểu hành tinh như trên. Bởi nếu không theo sát chúng và có những biện pháp tác động nếu cần thiết, mà để chúng đâm vào Trái Đất thì có thể gây nên thảm họa, chẳng hạn có thể “xóa sổ” sự sống trên cả một vùng rộng lớn.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện 2 ”thế giới thây ma” nhìn thấy được từ Trái Đất

HÌnh ảnh có độ phân giải cao của 2 cụm sao cầu "sinh đôi" Messier 3 và Mesier 13 đã cho thấy sự dư thừa bất ngờ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thục Hân ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN