Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Sông Lam Nghệ An vs Hà Nội
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Đông Á Thanh Hóa vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Becamex Bình Dương vs Khánh Hòa
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Arsenal vs AFC Bournemouth
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Hải Phòng vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Công An Hà Nội vs Thép Xanh Nam Định
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Le Havre vs Strasbourg
Logo Le Havre - HAC Le Havre
-
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Sheffield United vs Nottingham Forest
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Burnley vs Newcastle United
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Brentford vs Fulham
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Real Madrid vs Cádiz
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Cádiz - CAD Cádiz
-
Monaco vs Clermont
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Clermont - CLE Clermont
-
Manchester City vs Wolverhampton Wanderers
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Girona vs Barcelona
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Metz vs Rennes
Logo Metz - MET Metz
-
Logo Rennes - REN Rennes
-
Brest vs Nantes
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Mallorca vs Atlético Madrid
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

U23 VN dự SEA Games 2003, giờ họ ở đâu? (Kỳ cuối)

Sau kỳ SEA Games 22 trên sân nhà, bóng đá Việt Nam đã cho ra lò hàng loạt những tên tuổi và nhiều người đã tạo dựng được chỗ đứng của mình trong làng bóng đá Việt Nam 10 năm qua.

* Minh Phương: Sống mãi với thời gian

Ở thời điểm tuyển U23 Việt Nam nhận tấm HCB môn bóng đá Nam trên sân Mỹ Đinh tại SEA Games 22, những gương mặt như Minh Phương, Tài Em, thủ môn Hồng Sơn, Quang Huy, tiền đạo Công Vinh đều “núp bóng” sau những ngôi sao nổi bật hơn thời điểm đó Văn Quyến, Quốc Vượng, trung vệ Huy Hoàng,…Nhưng thời hậu SEA Games 2003, những cái tên Minh Phương, Tài Em, Hồng Sơn, Công Vinh… có những thời điểm được nhắc đến như những “người hùng” và một số trong nhóm này trở thành những biểu tượng thực sự của bóng đá Việt Nam cả về khả năng chuyên môn lẫn đóng góp của họ cho CLB, ĐTQG.

Có lẽ sau thời Hồng Sơn, Huỳnh Đức, hiếm có một cầu thủ nào có thể tạo ảnh hưởng và duy trì phong độ ổn định trong suốt hơn chục năm qua như Minh Phương. Còn nhớ chuẩn bị bước vào SEA Games 22, làng bóng Việt đã phải “phát hoàng” với một bản hợp đồng được cho là “bom tấn” thời điểm đó. Hậu vệ phải Nguyễn Minh Phương (thời điểm đó anh đá hậu vệ phải, sau đó mới được các HLV đôn lên hàng tiền vệ) chuyển từ Cảng Sài Gòn về đầu quân cho Gạch Đồng Tâm Long An (nay là ĐT.LA) với mức phí chuyển nhượng lên tới 400 triệu đồng và trở thành cầu thủ nội đắt giá nhất lúc đó. Những năm tiếp theo Minh Phương đã cùng Gạch Đồng Tâm Long An đăng quang 2 mùa V.League liên tiếp vào các năm 2005, 2006.

Tại SEA Games 2003, Minh Phương không phải là vị trí chơi nổi bật, nhưng sự ổn định, chắc chắn của anh ở vị trí hậu vệ phải đã tạo được niềm tin cho HLV Riedl. Sau giải đấu, anh từng bước tiến bộ trong màu áo CLB, liên tiếp được gọi tập trung ĐTQG và từng bước tạo được dấu ấn riêng của mình, trong đó đáng chú ý nhất là những màn trình diễn ở VCK Asian Cup 2007 và AFF Cup 2008.

Ít ai biết, trước thềm AFF Cup 2008, Minh Phương đã phải chống chọi với bệnh dị ứng mao mạch (người bệnh có thể bị mất khả năng hoạt động mạnh và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe). Tuy nhiên, anh tiếp tục thi đấu cho đội tuyển Việt Nam ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á. Chắc chắn trong ký ức người hâm mộ vẫn không thể quên được tình huống Minh Phương đá phạt trực tiếp dẫn đến cú đánh đầu “quý hơn “vàng” của Công Vinh vào lưới Thái Lan trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2008 tại Mỹ Đình.

Với những thành công cùng ĐTQG và CLB, đến năm 2010 là một dấu mốc cực kỳ quan trọng với Minh Phương, khi ĐTLA xuống hạng ở mùa giải 2010, Minh Phương đã quyết định chuyển tới thi đấu cho SHB.Đà Nẵng với bản hợp đồng kéo dài trong 3 năm và mức lót tay là 5 tỷ đồng. Sau khi quyết định gắn bó sự nghiệp với SHB.Đà Nẵng, Minh Phương đã chính thức tuyên bố giã từ đội tuyển quốc gia vào năm 30 tuổi và sau 73 lần khoác áo ĐTQG. Cũng chính thời điểm này Minh Phương đã được trao danh hiệu quả bóng vàng Việt Nam năm 2010. Trong màu áo của đội bóng sông Hàn, Minh Phương đã có chức vô địch quốc gia lần thứ 3, khi SHB.Đà Nẵng lên ngôi ở V-League 2012.

U23 VN dự SEA Games 2003, giờ họ ở đâu? (Kỳ cuối) - 1

Tài Em đã có được sự nghiệp cầu thủ thành công

* Tài Em: “Người hùng thầm lặng”

Ở tuyến giữa của tuyển U23 Việt Nam tại SEA Games 22 và ĐTQG sau này có một nhân vật chơi cần mẫn, thầm lặng, nhưng đồng đội đều không thể quên khi nhắc đến vai trò của anh. Đó là Phan Văn Tài Em. Được HLV Calisto mài giũa và luôn thể hiện ý chí bền bỉ vươn lên để khẳng định “thương hiệu” trong làng bóng đá Việt Nam, Tài Em đã có được sự nghiệp cầu thủ thành công.

Cầu thủ người Long An cùng với Minh Phương được các chuyên gia bóng đá đánh giá là một trong những tiền vệ trung tâm hay nhất Việt Nam trong khoảng gần chục năm trở lại đây. Nhưng so với Minh Phương, Tài Em có vẻ “phát tướng” sớm hơn, ngoài tấm HCĐ cùng ĐTVN tại Tiger Cup năm 2002, bộ sưu tập của Tài Em còn có 2 tấm huy chương bạc SEA Games năm 2003 và 2005 (năm 2004 Tài Em cũng trở thành cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam). Ở cấp CLB anh cùng với Gạch Đồng Tâm Long An vô địch V-League Việt Nam 2005 và 2006, vô địch Cúp bóng đá Việt Nam 2005 và vô địch Siêu cúp bóng đá Việt Nam 2006. Chính nhờ Tài Em dũng cảm đứng ra tố cáo nhóm bán độ ở SEA Games 2005, cơ quan chức năng đã vào cuộc, vạch mặt những “con sâu” để đưa ra ánh sáng những cầu thủ đã “nhúng chàm”. 2005 Tài Em đã lần đầu tiên được vinh danh với danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam.

Cũng như Minh Phương, sau khi ĐTLA xuống hạng, năm 2011 Tài Em đã chuyển tới thi đấu cho Navibank.SG, nhưng cuối mùa giải vừa qua đội bóng của bầu Thọ giải thể và Tài Em đã được chuyển giao cho XMXT.Sài Gòn.

* Hồng Sơn – Công Vinh: Thành danh ở đất khách

Cùng với Minh Phương, Tài Em, ĐT U23 Việt Nam dự SEA Games 2003 còn có thủ môn Dương Hồng Sơn khá thành danh sau khi kết thúc SEA Games 22. Thời điểm đó thủ thành gốc Nghệ An mới chỉ là sự lựa chọn thứ 3 sau Thế Anh và Quang Huy nên anh không có nhiều cơ hội để thể hiện. Sự nghiệp ở ĐTQG chỉ “phất lên” với Hồng Sơn vào năm 2007, khi HLV Alfred Riedl gọi anh thi đấu ở Asian Cup 2007. Hồng Sơn đã chơi rất tốt trong các trận tiếp UAE và Qatar, giúp Việt Nam vào Tứ kết nhưng đã để thua trước Iraq, đội bóng sau đó đã vô địch giải. Một năm sau, tại AFF Suzuki Cup 2008, Dương Hồng Sơn đã được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất giải. Anh đã nhiều lần cứu thua cho đội tuyển Việt Nam, đặc biệt trong các trận tiếp Singapore ở bán kết lượt về và gặp Thái Lan trong cả 2 trận chung kết lượt đi - lượt về. Hiện Hồng Sơn vẫn đang là trụ cột đáng tin cậy trong màu áo CLB Hà Nội.T&T.

Đất Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã đóng góp cho ĐT U23 Việt Nam năm 2003 hai tuyển thủ là Hồng Sơn và Công Vinh. Cả hai đều có những mốc son đáng nhớ trong sự nghiệp của mình, trong đó Công Vinh cũng giống như “đàn anh” đã biết tận dụng cơ hội của mình để trở thành những cầu thủ top đầu của làng bóng đá nội. Cùng trưởng thành từ lò SLNA và khi lần lượt rời xứ Nghệ đến những CLB khác, Hồng Sơn, Công Vinh đã từng bước leo lên những cái mốc khó quên trong đời cầu thủ của họ.

Tại SEA Games 2003, Công Vinh mới chỉ là “tiền đạo học việc” khi trong tay ông Riedl đã có Văn Quyến – Thanh Bình. Nhưng các năm sau, với việc Văn Quyến bị “lạc đường”, Công Vinh đã có cơ hội để tìm chỗ đứng ở ĐTQG và anh đã làm khá tốt nhiệm vụ của mình. Nỗ lực tuyệt vời của ĐTVN và “bàn thắng vàng” của Công Vinh tại trận chung kết AFF Cup 2008 đã giúp bóng đá VN lần đầu tiên lên ngôi ở giải đấu cao nhất của bóng đá khu vực trong hơn 20 năm qua. Sự kiện này cũng giúp Công Vinh sau đó gặt hái nhiều danh hiệu cá nhân và trở thành tiền đạo được “săn đón” trên thị trường chuyển nhượng.

Thế hệ các cầu thủ ĐT U23 Việt Nam ở SEA Games 2003 đã tạo nên những dấu ấn đáng nhớ cho nền bóng đá nước nhà trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. 10 năm nhìn lại, cuộc sống của những con người thủa ấy thực sự là những mảnh đời nhiều sắc màu. Người hâm mộ sẽ còn nhớ mãi những khoảnh khắc thăng hoa của không ít người hùng U23 Việt Nam ở SEA Games 2003, nhưng rồi cũng đầy nuối tiếc, xót xa cho những gương mặt đã trót lún sâu vào những “vòng xoáy” của cuộc sống bóng đá phức tạp của sân cỏ nước nhà.

20 cầu thủ U23 Việt Nam dự SEA Games 2003:

Thủ môn: Nguyễn Thế Anh (giải nghệ), Bùi Quang Huy (đang khoác áo V.Ninh Bình), Dương Hồng Sơn (HN.T&T)

Hậu vệ: Nguyễn Huy Hoàng (SLNA), Vũ Duy Hoàng (giải nghệ), Lê Văn Trương (HAGL), Nguyễn Lâm Tấn (chờ giải nghệ), Phạm Hải Nam (chờ giải nghệ), Nguyễn Minh Phương (SHB.Đà Nẵng)

Tiền vệ: Lê Quốc Vượng (chờ giải nghệ), Phan Văn Tài Em (XNXT.Sài Gòn), Đặng Thanh Phương (giải nghệ), Lê Đức Tuấn (Thanh Hóa), Nguyễn Hữu Thắng (TDC.Bình Dương), Nguyễn Tuấn Phong (ĐT.LA), Phan Như Thuật (Bình Định).

Tiền đạo: Phạm Văn Quyến (V.Ninh Bình), Phan Thanh Bình (ĐT.LA), Hoàng Phúc Lâm (giải nghệ), Lê Công Vinh (SLNA).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc An - Hiền Minh ([Tên nguồn])
Hậu trường bóng đá Việt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN