Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Bóng đá Việt Nam: Ông chủ và oshin

Bóng đá Việt Nam lên chuyên nghiệp với 12 mùa bóng cùng sự phát triển về lượng qua sự hình thành và gia tăng các CLB được phong chuẩn chuyên nghiệp. Trong chuẩn chuyên nghiệp đó vai trò của các ông chủ bỗng trở thành tác nhân số 1 đánh bại các chuẩn về chuyên môn. Nói ví von như nhiều người ngán ngẩm khi nhìn vào lộ trình chuyên nghiệp đấy là thời của các ông chủ và oshin…

Những ông chủ “kỳ lạ” 

Tuần qua, bóng đá Việt Nam nóng lên vụ ông bầu Hoàng Mạnh Trường ký quyết định tạm giải tán đội bóng V. Ninh Bình vì cầu thủ “láo” (hiểu theo nghĩa của ban lãnh đạo đội bóng này khi quy kết cho cầu thủ tội chống lệnh). Xét cho cùng, các cầu thủ V. Ninh Bình không lấy của ông chủ cái gì mà cũng không làm khó cho ông chủ của mình bởi họ cùng nhau ký đơn để đòi lại những cái gì của một người làm công thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ với ông chủ nhưng không đựơc trả lương.

Ở đây cần phải hiểu rằng các cầu thủ không chống mà họ đi tìm những điều mà một người làm công không được ông chủ thực hiện đúng hợp đồng và cũng không được nhận một lời giải thích rằng vì sao chậm lương hơn 3 tháng. Thậm chí họ cũng không biết số phận của mình ở mùa bóng này sẽ ra sao trong trào lưu các ông chủ đang “bỏ của chạy lấy người”.

Tôi không đồng tình với kiểu lên lớp của ban lãnh đạo đội V. Ninh Bình theo giọng kẻ cả của một ông chủ bao giờ cũng đúng khi nói rằng cầu thủ phải thông cảm với lãnh đạo trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế.

Tôi tin các cầu thủ cũng sẽ chịu chia sẻ khó khăn, chịu giảm lương và chịu chậm lương hơn nữa nếu họ nhận được sự tôn trọng của ông chủ và nhận được lời giải thích, hay ít ra cũng là lời tâm sự.

Ở đây điều đáng lo hơn là các CLB chuyên nghiệp Việt Nam đang rơi vào cảnh ông chủ và oshin chứ không phải là sự sòng phẳng giữa người lao động và người thuê lao động. Và các CLB cứ đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, bị giải thể mà không quan tam đến cuộc sống, đến nghề nghiệp của những con người sống bằng nghề đá bóng. Và điều đáng lo hơn là sự bất lực của cơ quan quản lý bóng đá, dù họ nắm trong tay quy chế lẫn một bộ máy hành pháp liên quan đến quyền lao động của các cầu thủ với ông chủ các đội bóng. Rõ ràng khi các cầu thủ cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì họ bị cô thế, bị “hăm dọa” (xóa sổ đội bóng) rồi cuối cùng từ những người đi đòi lương hoặc chờ lời giải thích từ ông chủ, họ lại bị coi như những người vi phạm luật lao động và bị trừ một tháng lương.

Đó là sự bất công trong hoàn cảnh ông chủ và oshin mà xu hướng các ông chủ vi phạm luật nhưng vẫn đòi ở thế kèo trên.

Nguy hiểm của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là những ông chủ từ những người không biết gì về bóng đá lao vào kinh doanh bóng đá, rồi quyết định đến sinh mệnh bóng đá nước nhà. Mối nguy hiểm từ phần chủ thể là cơ quan quản lý bóng đá đã trở thành người ngoài cuộc và kẻ quyết định là những ông chủ lo bóng đá thì ít mà lo những khoản nợ thì nhiều. 

Bóng đá Việt Nam: Ông chủ và oshin - 1

Bầu Trường đang tính bỏ bóng đá

Điểm danh bóng đá Việt Nam

Bây giờ hỏi bất kỳ một quan chức nào từ Tổng cục TDTT sang VFF đến VPF mùa bóng mới có bao nhiêu đội tham dự thì tất cả đều lắc đầu.

Một mùa giải mà có đến 2 lần dời thời hạn đăng ký, rồi thấp thỏm lo lắng hỏi nhau đội nào còn, đội nào mất trong khi cầu thủ thì cứ sợ bị đẩy ra đường bởi không biết ông chủ mình có đủ hai yếu tố vừa yêu đội bóng vừa có lực để chơi.

Sau NaviBank SG, các cầu thủ và những người làm chuyên môn đã giảm niềm tin rất nhiều vào các ông chủ vô trách nhiệm với bóng đá và với sinh mệnh của biết bao con người sống với nghề. Một chữ ký sang tên thế là đi một đội bóng nhưng còn những khoản nợ xấu từ mùa trước với các đối tác, với từng cầu thủ thì rõ ràng bây giờ những cầu thủ như những người bị giật nợ. Họ không biết cầu cứu ai khi mùa giải mới sắp đến. Thậm chí là họ muốn được thanh lý hợp đồng để khoác áo đội khác cho kịp mùa giải cũng không được bởi bị cột chặt vào đội, nhưng lương, thưởng mùa trước thì chẳng ai lo.

Mang tiếng là bóng đá chuyên nghiệp, nhưng rõ ràng phần “chợ búa”, phần “phủi” ở đây lấn át lấy tất cả.

Ngay cả Sài Gòn XT cũng thế. Một đội bóng mà 2 mùa trước là đại gia hút hết các tài năng và trả lương cao ngất, nhưng nay thì chỉ với một quyết định (cho TP.HCM) và một lời tuyên bố (“TP.HCM không nhận tôi giải tán đội!”) của ông chủ đội bóng đã cho thấy của cho và cách cho như thế nào.

Còn hàng loạt những đội bóng có tên nhưng chưa có lối ra cũng là những vấn đề đau đầu ở mùa giải mới.

Bóng đá Việt Nam sắp sang mùa thứ 13 mà bây giờ cả làng vẫn phải tập đếm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN