Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc (Kỳ 2)

Những khó khăn về tài chính và niềm tin đang càn quét mạnh mẽ sân chơi chuyên nghiệp Việt Nam. Hàng trăm cầu thủ, kể cả cầu thủ ngôi sao cùng nhiều HLV đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Điều mà có lẽ chỉ 2 năm trước thôi, người bi quan nhất về V-League cũng không dám nghĩ tới.

* Tỷ phú… thất nghiệp

Cho đến ngày hôm qua, thông báo từ VPF cho biết có 12 CLB tham dự V-League 2013 và hạng Nhất chỉ còn 8 đội. Như vậy, tính từ thời điểm V-League và hạng Nhất lên con số 14 đội/hạng, mùa giải 2013 đã mất đi 8 đội. Ước tính, mỗi đội 25 cầu thủ, 3 HLV phó và 1 HLV trưởng, số cầu thủ sẽ phải đi tìm việc mới là 200,  8 HLV trưởng và 24 trợ lý, chưa kể đội ngũ bác sỹ, săn sóc viên, trưởng đoàn hay Giám đốc điều hành.

Trong khi đó, khó khăn về tài chính khi nhiều ông chủ rút vốn khiến các CLB, đội bóng phải thắt chặt chi tiêu, kể cả những đội bóng mang danh “đại gia”, khiến nhiều người trong cuộc lâm vào cảnh “khóc dở, mếu dở”. Thậm chí nhiều đội chỉ bán chứ không mua nhằm cân đối kinh phí vốn eo hẹp cũng như giảm tải quỹ lương vốn đang ngày càng phình to trong khi hầu bao thì ngày càng teo tóp. Thế nên, điều đó khiến cho một số lượng lớn cầu thủ có nguy cơ thất nghiệp hoặc phải giải nghệ sớm để tìm đường mưu sinh.

Quả thật, thị trường chuyển nhượng nội binh đã đảo chiều một cách chóng mặt. Mới mùa trước thôi, các CLB vẫn chi hàng trăm tỷ đồng cho thị trường chuyển nhượng và theo được biết, tiền đạo Công Vinh  thiết lập kỷ lục mới khi nhận hơn chục tỷ đồng cho bản hợp đồng có thời hạn 3 năm từ bầu Kiên. Con số ấy là minh chứng cho sức mạnh đồng tiền, cho sự phát triển của sân chơi chuyên nghiệp Việt Nam cũng như một lần nữa khẳng định cho cuộc chạy đua giữa các ông bầu.

Còn nhớ 10 năm trước, Minh Phương lập kỷ lục chuyển nhượng chỉ với 500 triệu đồng sau khi dứt tình với Cảng Sài Gòn để về GĐTLA. Nhưng làng bóng đá nội chỉ thực sự rung chuyển khi B.Bình Dương bỏ ra hơn 1 tỷ đồng sở hữu tiền vệ Nguyễn Trường Giang từ đội Tiền Giang. Mặc dù vậy, trong cuộc đua tiền, cuộc chiến giữa các ông bầu làm bóng đá, kỷ lục hơn 1 tỷ đồng chuyển nhượng của Trường Giang nhanh chóng bị xô đổ bởi những bản hợp đồng nhiều tỷ.

3 năm trước, giá chuyển nhượng cầu thủ được xếp vào nhóm hàng đầu vào khoảng trên dưới 10 tỷ đồng. Navibank SG đã bỏ ra 9 tỷ đồng để lấy Quang Hải từ K.Khánh Hòa. Ninh Bình chi gần 20 tỷ đồng sở hữu Như Thành, Việt Thắng. Công Vinh về HN T&T cũng có giá 7 tỷ đồng trước khi nhận thêm con số gần gấp đôi từ bầu Kiên. Sài Gòn XT đã chi 12 tỷ đồng để có Phước Tứ. XM Ninh Binh cũng bỏ ra chừng ấy tiền để có được thủ môn Mạnh Dũng.

Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc (Kỳ 2) - 1

Không còn bom tấn

Không chỉ những cầu thủ ngôi sao, ngay cả những cầu thủ thuộc nhóm 2 cũng có giá chuyển nhượng từ 5 đến 7 tỷ đồng. Số cầu thủ thuộc dạng trung bình được định giá nhận từ 1 đến 1,5 tỷ đồng “lót tay” cho 1 năm hợp đồng. Ngay cả những cầu thủ ở dạng tiềm năng hoặc sắp hết thời khi ý hợp đồng mới cũng  bỏ túi 5 đến 7 trăm triệu đồng/năm.

Mức chi “khủng khiếp” của ông bầu trong những năm qua đã tạo ra số lượng cầu thủ tỷ phú lớn chưa từng thấy trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ cầu thủ của V-League đã trở những tay chơi khét tiếng với ô tô, điện thoại hạng sang. Đá bóng được xem là cái nghề dễ kiếm tiền, thậm chí kiếm được rất nhiều so với các ngành nghề khác trong xã hội.

Song cái gì cũng có giá của nó. V-League như quả bóng đang bơm căng bất ngờ nổ tung. Khó khăn trong kinh doanh cùng rất nhiều nguyên nhân khác khiến cho các doanh nghiệp làm bóng đá lao đao. Hệ quả là sự biến mất của gần 10 đội bóng, kể cả những đội được xây dựng trên nền móng có truyền thống như CLB BĐ Hà Nội với CAHN ngày xưa. Không còn cảnh các ông bầu ném tiền qua cửa sổ, đặc biệt là thị trường chuyển nhượng.

* Ngôi sao cũng …”gặp nạn”

Không chỉ là gần 200 cầu thủ của 8 CLB, đội bóng đã tuyên bố giải tán, còn hàng trăm cầu thủ sắp sửa kết thúc hợp đồng mà vẫn chưa được lãnh đạo đả động đến việc gia hạn. Khó khăn về kinh tế buộc các CLB phải tính toán từng đồng, từng trường hợp. SLNA đã thanh lý hợp đồng với Phạm Văn Quyến, “thần đồng bóng đá” một thời từng được coi là một phần của đội bóng. Những cầu thủ trụ cột như Đình Đồng, Văn Hoàn hay Văn Bình chỉ đòi vài ba tỷ đồng “lót tay” cũng không được.

Ngay cả tiền vệ Trọng Hoàng muốn có 6 tỷ đồng cho bản hợp đồng mới, con số quá tầm thường vào thời điểm V-League cực thịnh so với thương hiệu tuyển thủ QG ở độ tuổi U23 của Hoàng, cũng không được SLNA đáp ứng do đội bóng xứ Nghệ không có tiền.

Không chỉ SLNA, HN T&T, XM Ninh Bình… đang ở vào tình thế tương tự, không có tiền mua cầu thủ và cũng sẵn sàng để cầu thủ ra đi bởi không có tiền trả “lót tay”. Những năm trước, Công Vinh, Thành Lương, Xuân Thành, Trọng Hoàng… luôn được săn đón, nhiều đội bóng sẵn sàng "trải thảm tiền" để có được chữ ký của những cầu thủ này. Nhưng vào lúc này, ngay cả nhóm cầu thủ ngôi sao cũng khó tìm được bến đỗ mới chứ chưa nói đến những cầu thủ hạng trung khác.

Vậy nên, không loại trừ khả năng, bước vào mùa giải 2013 sẽ có rất nhiều cầu thủ phải chuyển nghề để kiếm sống. Đó cũng là điều dễ hiểu khi ngay cả Công Vinh cũng có khả năng thất nghiệp.                          

Mời các bạn đón đọc Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc (Kỳ 3) vào 7h sáng thứ Bảy 15/12.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh ([Tên nguồn])
Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN