Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Mexico vs Guatemala
Logo Mexico - MEX Mexico
-
Logo Guatemala - GUA Guatemala
-
Qatar vs Croatia
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Logo Croatia - CRO Croatia
-
Manchester City vs Inter Milan
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Mexico vs Cameroon
Logo Mexico - MEX Mexico
-
Logo Cameroon - CMR Cameroon
-
Chile vs Cuba
Logo Chile - CHI Chile
-
Logo Cuba - CUB Cuba
-
Đức vs Ukraine
Logo Đức - GER Đức
-
Logo Ukraine - UKR Ukraine
-
Malaysia vs Solomon Islands
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Solomon Islands - SOL Solomon Islands
-
Uruguay vs Nicaragua
Logo Uruguay - URU Uruguay
-
Logo Nicaragua - NCA Nicaragua
-
Japan vs El Salvador
Logo Japan - JPN Japan
-
Logo El Salvador - SLV El Salvador
-
Singapore vs Papua New Guinea
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Papua New Guinea - PNG Papua New Guinea
-
Argentina vs Australia
Logo Argentina - ARG Argentina
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Cambodia vs Bangladesh
Logo Cambodia - CAM Cambodia
-
Logo Bangladesh - BAN Bangladesh
-
Vietnam vs Hong Kong, China
Logo Vietnam - VIE Vietnam
-
Logo Hong Kong, China - HKG Hong Kong, China
-
Chinese Taipei vs Thailand
Logo Chinese Taipei - TPE Chinese Taipei
-
Logo Thailand - THA Thailand
-
Korea Republic vs Peru
Logo Korea Republic - KOR Korea Republic
-
Logo Peru - PER Peru
-
Thụy Điển vs New Zealand
Logo Thụy Điển - SWE Thụy Điển
-
Logo New Zealand - NZL New Zealand
-
Serbia vs Jordan
Logo Serbia - SRB Serbia
-
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Ba Lan vs Đức
Logo Ba Lan - POL Ba Lan
-
Logo Đức - GER Đức
-
Chile vs Dominican Republic
Logo Chile - CHI Chile
-
Logo Dominican Republic - DOM Dominican Republic
-
Brazil vs Guinea
Logo Brazil - BRA Brazil
-
Logo Guinea - GUI Guinea
-
Singapore vs Solomon Islands
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Solomon Islands - SOL Solomon Islands
-
Hong Kong, China vs Thailand
Logo Hong Kong, China - HKG Hong Kong, China
-
Logo Thailand - THA Thailand
-
Indonesia vs Argentina
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Argentina - ARG Argentina
-
Vietnam vs Syria
Logo Vietnam - VIE Vietnam
-
Logo Syria - SYR Syria
-
Japan vs Peru
Logo Japan - JPN Japan
-
Logo Peru - PER Peru
-
Korea Republic vs El Salvador
Logo Korea Republic - KOR Korea Republic
-
Logo El Salvador - SLV El Salvador
-
Malaysia vs Papua New Guinea
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Papua New Guinea - PNG Papua New Guinea
-
Đức vs Colombia
Logo Đức - GER Đức
-
Logo Colombia - COL Colombia
-
Brazil vs Senegal
Logo Brazil - BRA Brazil
-
Logo Senegal - SEN Senegal
-
Uruguay vs Cuba
Logo Uruguay - URU Uruguay
-
Logo Cuba - CUB Cuba
-
Ecuador vs Costa Rica
Logo Ecuador - ECU Ecuador
-
Logo Costa Rica - CRC Costa Rica
-
Bolivia vs Chile
Logo Bolivia - BOL Bolivia
-
Logo Chile - CHI Chile
-
Khánh Hòa vs Hà Nội
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Công An Hà Nội vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Thép Xanh Nam Định vs Thanh Hóa
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Thanh Hóa - THO Thanh Hóa
-
Hải Phòng vs SHB Đà Nẵng
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Hoàng Anh Gia Lai vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Sông Lam Nghệ An vs TopenLand Bình Định
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TopenLand Bình Định - BIN TopenLand Bình Định
-
Viettel vs Becamex Bình Dương
Logo Viettel - VTL Viettel
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TopenLand Bình Định vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo TopenLand Bình Định - BIN TopenLand Bình Định
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Thanh Hóa vs Hải Phòng
Logo Thanh Hóa - THO Thanh Hóa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
SHB Đà Nẵng vs Công An Hà Nội
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
TP Hồ Chí Minh vs Viettel
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Viettel - VTL Viettel
-
Becamex Bình Dương vs Thép Xanh Nam Định
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Khánh Hòa
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Hà Nội vs Sông Lam Nghệ An
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-

Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc (Kỳ 1)

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi mùa bóng các CLB ở V-League tiêu tốn hết khoảng 1.000 tỷ đồng. Sau 12 năm làm chuyên nghiệp, số tiền đổ vào V-League ước tính lên tới hơn 10.000 tỷ đồng. Thế nhưng, V-League đang rơi vào khủng hoảng và đổ vỡ.

* Bi kịch đại gia

Theo thống kê, đến thời điểm này đã có 10 đội tuyên bố giải tán hoặc không tham gia mùa giải 2013, trong đó V-League có CLB bóng đá Hà Nội, của bầu Kiên, Navibank SG, CLB Hà Nội của bầu Hiển lên hạng chuyên nghiệp nhưng xin được quay lại hạng Nhất, K.Khánh Hòa chuyển giao cho Hải Phòng; Hạng Nhất có Trẻ Hà Nội, Trẻ SHB Đà Nẵng, Trẻ Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu,  Vicem Hải Phòng và mới nhất là Lâm Đồng. Không có tiền và cùng với tâm trạng chán nản của các ông bầu trong khi những nhà quản lý đang bất lực phó mặc cho dòng chảy của số phận khiến cho bức tranh bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chỉ một màu xám, đặc biệt sau thất bại của ĐTQG ở AFF Cup 2012.

Bất cập ở chỗ, vài năm trước, để có suất tham dự V-League hoặc hạng Nhất, các doanh nghiệp phải bỏ ra tiền tấn. Thậm chí họ cần có sự khéo léo, có quan hệ tốt cùng với đường đi nước bước khôn ngoan mới chen chân vào làng bóng đá và trụ lại ở “mảnh đất dữ” ấy. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam tụt dốc không phanh. Các ông bầu thay nhau kêu... chán bóng đá. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào bóng đá thiếu vốn, khó khăn nội bộ và sẵn sàng bỏ bóng đá. Điều đó đã và đang đẩy bóng đá Việt Nam đến khủng hoảng.

Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc (Kỳ 1) - 1

Bầu Thụy cũng "chán" Sài Gòn Xuân Thành

Sài Gòn Xuân Thành sau chức vô địch cúp quốc gia 2012 được bầu Thụy gửi công văn “tặng” đội bóng cho TP.HCM. Tuy nhiên, TP.HCM không nhận, “ngúng nguẩy” một thời gian, cuối cùng bầu Thụy chuyển hướng bằng cách từ chức Chủ tịch CLB, trao đội bóng cho em trai là Nguyễn Xuân Thủy với ngân sách cho mùa giải tới chỉ còn 25 tỷ đồng. Xuân Thành chỉ còn đóng vai trò tài trợ. CLB Sài Gòn XT thêm một lần xin VPF giấy khai sinh với tên mới Xi măng Xuân Thành Sài Gòn.

Trước đó, lãnh đạo CLB Navibank Sài Gòn cũng gửi công văn, xin trả lại đội bóng cho thành phố, nhưng không được chấp nhận đành phải đem bán tháo cho Công ty Xuân Thủy với giá 21 tỷ đồng. Có suất V-League trong tay, Xuân Thủy và đối tác rao bán mãi nhưng không có đối tác nào hỏi mua. Ngay cả khi hạ giá xuống... 5 tỷ đồng, chưa bằng tiền “lót tay” cho một cầu thủ thời V-League đang thịnh, cũng không ai ngó ngàng đến. Xuân Thủy đành “rút ruột” Navibank SG và sau đó tuyên bố giải tán đội bóng.

Trong thời buổi khó khăn như hiện tại, không chỉ bầu Thụy mà nhiều ông bầu khác cũng phải tìm cách giảm gánh nặng tài chính bằng việc chuyển giao, thậm chí cho không các đội bóng. Nhưng xem ra việc quay trở về tìm kiếm sự trợ giúp từ các địa phương là không dễ dàng khi Hà Tĩnh, TT-Huế, Đồng Tháp, Đắc Lắc…  và nhiều “đối tác” khác đều từ chối tiếp nhận. Đơn giản bởi tìm được đối tác tài trợ không đơn giản, còn nếu dùng ngân sách thì lấy đâu ra vài chục tỷ đồng nuôi đội bóng trong một năm.

Một đại gia khác có tiếng là chơi nổi, chịu chi như bầu Trường cũng đến lúc thấy mệt mỏi. Sau vụ cầu thủ “đình công” đòi tiền lương, thưởng, bầu Trường đã từ chức chủ tịch CLB và chỉ còn đóng vai nhà tài trợ. Với những dấu hiệu ấy, người ta tiên đoán bầu Trường có thể sớm đoạn tuyệt với V-League. Ngay cả CLB Bóng đá Hà Nội, sở hữu nhiều cầu thủ ngôi sao như Công Vinh, Thành Lương... đã không hấp dẫn được nhà đầu tư để rồi những người điều hành đành “khai tử” đội bóng.

* Vệt dầu loang và chiến dịch “bỏ của chạy lấy người”

Khẩu hiệu "lấy bóng đá nuôi bóng đá" vốn được coi là tiêu chí mà bóng đá chuyên nghiệp hướng đến, nhưng thực tế ở V-League, chưa CLB nào có thể tự đứng được trên đôi chân của mình. Đầu tư vào bóng đá ở V-League được xếp vào những lĩnh vực “kinh doanh mạo hiểm” với nhiều rủi ro khiến không ít các doanh nghiệp phải "bỏ của chạy lấy người".

Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc (Kỳ 1) - 2

Đội bóng của những Công Vinh, Thành Lương cũng bị khai tử

Trước kia, các đội bóng với sự hậu thuẫn của các doanh nghiệp đầu tư hàng chục, kể cả trăm tỷ đồng mua sắm lực lượng cho cuộc đua tranh ngôi vô địch, đua lên hạng, hoặc chống xuống hạng. Nhưng đến thời điểm V-League mất giá, CLB Hà Nội của bầu Hiển sau 1 năm phấn đấu lên hạng, nhưng do không tìm được đối tác chuyển giao nên đành ngậm ngùi xin trở lại hạng Nhất, chuyện dường như là “không tưởng” ở các mùa giải trước.

Cơn khủng hoảng của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam lan nhanh như vệt dầu loang. Nhìn xuống hạng Nhất, Trẻ SHB Đà Nẵng “mời mọc” người hàng xóm TT-Huế, kể cả vươn đến tận Đắc Lắc mà không nhận được cái gật đầu đành tuyên bố giải thể. CLB Trẻ Hà Nội kêu gọi lòng hảo tâm từ các doanh nghiệp ở thủ đô không thành nên buộc phải giải tán. Hai đội mới giành quyền lên hạng Nhất 2013 chưa đá trận nào là Trẻ Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu buộc phải rút lui do khó khăn về kinh tế.

Có cả ngàn lý do để các ông bầu dễ dàng từ bỏ một đội bóng. Ví như chuyện bầu Thụy đòi “học tập” bầu Long, không thèm làm bóng đá nếu BTC giải không chấn chỉnh lại công tác trọng tài. Không đồng tình với cung cách điều hành của VPF, bầu Đệ cũng lập tức đòi… rút đội bóng khỏi giải chuyên nghiệp. Hội chứng “chán bóng đá” lan tràn từ V-League đến giải hạng Nhất khiến BTC giải đến giờ này vẫn đang trong tâm trạng bất an khi chưa thể xác định mùa giải 2013 sẽ còn bao nhiêu đội bóng.  

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang trong cơn “bạo bệnh”. Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cho rằng, đã đến lúc cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại mô hình bóng đá chuyên nghiệp, đồng thời tái cấu trúc để các CLB có thể tồn tại và hoạt động một cách ổn định. Nói là thế, song các ông bầu, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, địa ốc, chứng khoán … đều than khó, trong khi VFF và VPF lại không muốn thừa nhận thực tế là nhiều CLB đã đi sai đường trong lộ trình chuyên nghiệp.

Cứ cái đà như trên, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam chưa biết sẽ đi về đâu!

Danh sách những đội “bỏ cuộc chơi” ở mùa giải 2013

+ V-League (Đội tuyên bố giải tán, không tham gia mùa giải 2013, hoặc phải chuyển giao cho địa phương khác): CLB bóng đá Hà Nội, Navibank SG, CLB Hà Nội (được lên hạng chuyên nghiệp nhưng xin được quay lại hạng Nhất), K.Khánh Hòa (chuyển cho Hải Phòng).  

+ Hạng Nhất: Trẻ Hà Nội, Trẻ SHB Đà Nẵng, Trẻ Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vicem Hải Phòng, Lâm Đồng.

Mời các bạn đón đọc Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc (Kỳ 2) vào 7h sáng thứ Sáu 14/12.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Theo Quang Minh (Khampha.vn)
Bóng đá Việt Nam: Nhà giàu đã khóc Xem thêm
Báo lỗi nội dung