Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

BĐVN: Hết thời “con gà tức nhau tiếng gáy”

Các ông bầu đã ồ ạt đổ bộ vào sân chơi bóng đá nội và sau những cuộc đua, nhiều “đại gia” đã và đang phải “nếm mùi đau khổ”.

Có một dạo, các ông bầu cạnh tranh quyết liệt ở nhiều mùa bóng, đặc biệt máu đua đến ngôi vô địch theo kiểu “cho bằng anh bằng em”, khiến dư luận quan tâm hơn đến các đội bóng của các bầu. Tiền lương thưởng cao ngất ngưởng giúp cầu thủ “đổi đời”, những lời hứa về những mô hình bóng đá chuyên nghiệp kiểu Tây khiến người hâm mộ khấp khởi mừng thầm những tưởng sắp được xem V-League “hoành tráng” như giải ngoại hạng Anh. Tuy nhiên, khi việc kinh doanh khó khăn, khi nguy cơ nền bóng đá “bong bóng” bị vỡ dần thì người ta đã thấy được rõ hơn bản chất của câu chuyện “doanh nghiệp và bóng đá”.

Với những ai hiểu rõ về bóng đá VN, thì cơn khủng hoảng đang đối mặt là hệ quả của quá trình phát triển nóng, ăn xổi thời gian qua, cái thời mà các ông bầu vung tiền chỉ vì “con gà tức nhau tiếng gáy”, cái thời làm bóng đá chỉ để thể hiện đẳng cấp hay ẩn phía sau là những mối quan hệ làm ăn.

* Phản ứng dây chuyền

Sau khi “dọa” rút toàn bộ vốn khỏi bóng đá, cuối cùng bầu Hiển đã làm thật.

Chẳng ai tin là ông bầu giàu thành tích nhất V-League này giờ chỉ là một CĐV đơn thuần, khi mà ảnh hưởng của ông là rất lớn. Nhưng có một sự thật, là bầu Hiển đã thừa nhận mình chán ngấy bóng đá vì cái sự tréo ngoe: ông muốn đầu tư giúp bóng đá phát triển hơn lại bị chỉ trích, bị “đánh hội đồng”. Một người có tâm huyết và cả những toan tính riêng khi quyết định bước chân vào bóng đá như bầu Hiển đã rút lui, thì những ông bầu khác, những nhà tài trợ khác rút theo như một phản ứng dây chuyền cũng là điều dễ hiểu.

BĐVN: Hết thời “con gà tức nhau tiếng gáy” - 1

Đang có nhiều ông bầu muốn rút lui khỏi bóng đá

Ở Ninh Bình, bầu Trường đã lên tiếng trấn an các cầu thủ khi khẳng định không bỏ đội lúc này. Tuy nhiên sau vài năm làm bóng đá, bầu Trường đã thể hiện đúng tính cách ngẫu hứng của mình. Chỉ 2 năm trước, V.NB chẳng khác nào một cái chợ cầu thủ và lò xay HLV ở V-League. Từ cầu thủ đến HLV đến rồi đi, không biết bầu Trường đã ném biết bao nhiêu tiền qua cửa sổ.

Ở SLNA, cho đến giờ đội bóng xứ Nghệ vẫn chưa biết số phận của mình sẽ ra sao nếu nhà tài trợ Ngân hàng Bắc Á không tiếp tục đồng hành. Bà bầu Hương vẫn kín tiếng như thường ngày, nhưng chính sự im lặng đó đang khiến đội bóng xứ Nghệ chẳng khác nào ngồi trên đống lửa.

Ở phía Nam, bầu Thuỵ (Sài Gòn Xuân Thành) cân nhắc chuyện có nên tiếp tục đầu tư cho bóng đá hay không. Với tính cách của ông bầu này thì không cái gì là không thể. Bầu Thắng, bầu Đức, những “đại gia” một thời của bóng đá Việt Nam, cũng đang im hơi lặng tiếng. Nghe đâu hai ông bầu này đã mất quá nhiều khi giá cổ phiếu chứng khoán giảm, kinh doanh thì bị ảnh hưởng bởi những khó khăn chung về kinh tế.

Khi mà bóng đá Việt Nam đang rối tung bởi những ông bầu tính chuyện bỏ bóng đá thì thông tin bầu Thọ của Navibank SG tuyên bố nghỉ chơi khiến tình hình càng thêm căng thẳng.

Trong khi đó, bầu Kiên vẫn chưa có thông tin gì kể từ ngày bị bắt, đồng nghĩa với việc 2 đội bóng Hà Nội và trẻ Hà Nội ngày càng gần với nguy cơ giải thể.

Xâu chuỗi lại tất cả các sự kiện liên quan đến các ông bầu, có một điểm chung là gần như ai cũng bỏ bóng đá vì lý do kinh tế. Cơn bão khó khăn kinh tế đang tác động rất lớn tới đời sống bóng đá Việt Nam. Chưa năm nào, thị trường chuyển nhượng trước mùa giải mới lại đóng băng như vậy. Các đội hầu như chỉ có kế hoạch bán hoặc thanh lý, còn việc mua sắm tân binh đều ở chế độ chờ, thậm chí phải hủy.

Chuyện một hay nhiều ông bầu bỏ bóng đá, không có gì mới mẻ và rất bình thường trong bóng đá chuyên nghiệp. Tuy nhiên với bóng đá Việt Nam, dường như các ông bầu đang có những phản ứng dây chuyền, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và tâm huyết đã cạn.

* Khi bóng đá không còn là mảnh đất màu mỡ

Chẳng phải ông bầu nào cũng dễ dàng tuyên bố bỏ bóng đá như bầu Hiển, bầu Thụy hay bầu Thọ. Với một số ông bầu khác, bóng đá vẫn là “con gà đẻ ra trứng vàng” nếu biết tận dụng triệt để những lợi thế mà trái bóng mang lại.

Bậu Hiển trước khi bước chân vào làng bóng đâu có được nhiều người biết. Tương tự, bầu Thụy hay bầu Trường, bầu Thọ, cũng chỉ có giới kinh doanh là biết tên. Đã có một thời các ông bầu đua nhau đầu tư vào bóng đá chỉ để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu và không ít đã thành công ngoài mong đợi. Song, có một điều mà chỉ giới làm ăn mới biết rõ, mục đích cao nhất của nhiều ông bầu khi đầu tư vào bóng đá, chẳng phải thích nổi tiếng, chẳng quá đam mê như người ta tưởng, mà thực tế chính là công việc làm ăn của họ. Nhiều mùa giải vừa qua, hễ cứ nói là các ông bầu than vãn mình lỗ trắng gần trăm tỷ mỗi năm khi đầu tư vào bóng đá. Là dân kinh doanh, nghe vậy chắc hẳn các doanh nghiệp khác đều cười đầy ẩn ý bởi họ quá hiểu, đã kinh doanh phải có lợi nhuận chứ mấy ai quẳng “tiền tấn” chỉ vì “tôi yêu bóng đá”.

BĐVN: Hết thời “con gà tức nhau tiếng gáy” - 2

Mục đích chính của các ông bầu khi đầu tư vào bóng đá vẫn là vì chuyện làm ăn?

Mấy ai biết nhờ bóng đá bầu Hiển đã được đổi nhiều lô đất vàng ở Đà Nẵng, hay Quảng Nam. Các ông bầu khác cũng lấy được nhiều đất để làm dự án ở địa phương họ gắn tên với đội bóng, còn được ưu đãi về chính sách và trở thành một thương hiệu lớn được nhiều người biết đến. Chỉ cần một vài dự án thành công, thì việc bỏ ra 50-100 tỷ đồng để một đội bóng hoạt động mỗi năm, hay vung cả tỷ đồng tiền thưởng mỗi trận, chỉ là vấn đề nhỏ.

Nhưng hiện giờ kinh doanh nhờ các dự án chẳng dễ như ngày trước thì những khoản chi tiêu ở mỗi đội bóng lại trở thành gánh nặng với các ông bầu. Thu không đủ chi, nhiều đội bóng bi đát đến mức phải nợ lương, thưởng cầu thủ. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, các ông bầu vẫn phải cố rút lui trong danh dự. Bầu Hiển nói mình bị tự ái vì chỉ trích quá nặng vụ “một ông chủ hai đội bóng”, bầu Thọ tâm sự mình đã cạn tâm huyết, còn bầu Trường thậm chí còn “oai” hơn khi tuyên bố: “Tôi làm thế để các cầu thủ phải biết chịu khổ!”.

Phó chủ tịch VFF kiêm Tổng giám đốc Công ty VPF Phạm Ngọc Viễn cho rằng, trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các CLB nếu biết khéo léo trong việc tiêu tiền, đặc biệt là phải có sự gắn kết với địa phương để tạo ra môi trường pháp lý, tạo ra tính truyền thống bền vững, thì không phải lo giải thể đội bóng. Có lẽ cũng chính bởi sự gắn kết không chặt chẽ, thậm chí mối quan hệ giữa doanh nghiệp và địa phương không mặn mà, như trường hợp bầu Thụy bỏ bóng đá Quảng Nam vì bị khước từ dự án đẹp năm ngoái. Như vậy, không ít ông bầu khi bỏ tiền vào bóng đá thực tế không phải hoàn toàn vì bóng đá mà vì những thứ “màu mỡ” khác họ nhận được trong làm ăn. Những ông bầu còn lại, khi mà dự án vẫn đang triển khai hoặc ở chế độ chờ, thì sống chết gì cũng không bỏ bóng đá. Tuy nhiên, những ông bầu này chỉ là số ít mà thôi!

* Mời độc giả đón đọc kỳ 3: BĐVN-Những cuộc ra đi & di sản còn lại, vào 7h sáng Chủ nhật 7/10/2012.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Phong ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN