"Tấm chiếu mới" công sở viết gì trong email ứng tuyển mà bị nhân sự chỉnh liền?

Với nhiều “tấm chiếu mới” đang tìm việc, ngoài chuyện đầu tư vào kiến thức, việc viết email gửi hồ sơ ứng tuyển hay trao đổi với cấp trên khi được nhận vào làm cũng là một kỹ năng quan trọng cần phải chăm chút tỉ mỉ để tránh gây mất thiện cảm ngay từ lần đầu.

Mới đây, đoạn tin nhắn giữa nhân sự và ứng viên tìm việc đã trở thành đề tài khiến đông đảo cư dân mạng quan tâm và bình luận nhiệt tình. Cụ thể, khi phản hồi tin nhắn của nhân sự, ứng viên đã trả lời: “Ok chị ạ”. Đáp lại, nhân sự đã chỉ ra sai sót của “tấm chiếu mới” là viết tắt trong email ứng tuyển cũng như “chỉnh” lại cách trả lời với anh chị trong công ty nên là “Vâng”, “Dạ” để thể hiện sự tôn trọng, lễ phép.

Nhân sự "chỉnh" lại cách viết email tìm việc và xưng hô trong công sở.

Nhân sự "chỉnh" lại cách viết email tìm việc và xưng hô trong công sở.

Tương tự, một nhân sự khác cũng chia sẻ về email ứng tuyển của bạn sinh viên sinh năm 2003 không có một lời chào hỏi, giới thiệu ngoài tiêu đề mail và CV đính kèm. “Nghĩ có thể em quên mất, lỡ tay bấm gửi mà không biết, mình cũng lịch sự phản hồi lại em bằng tất cả sự chân thành. Ngay sau đó mình ngã ngửa khi nhận được mail phản hồi từ em với nội dung vỏn vẹn: "Dạ chê" kèm những icon khó hiểu. Lần đầu gặp phải một bạn ngang ngược như vậy luôn”, tài khoản Irene Tran chia sẻ.

Nhân sự "cạn lời" trước ứng viên thiếu kỹ năng viết email khi ứng tuyển.

Nhân sự "cạn lời" trước ứng viên thiếu kỹ năng viết email khi ứng tuyển.

Bên dưới những bài đăng này, đông đảo cư dân mạng đã để lại bình luận bày tỏ đồng tình trước lời nhắc nhở của nhân sự dành cho “tấm chiếu mới” vì viết email trong công việc cần phải nghiêm túc, câu cú rõ ràng để thể hiện sự tôn trọng với người nhận.

Bạn Ngọc Trinh chia sẻ: “Môi trường làm việc khác với chỗ bạn bè là nói chuyện phải có trên có dưới. Gửi email đa phần là gửi cho người ngoài, không phải gửi cho bạn bè hay người thân, vì vậy viết sao cho người ta muốn đọc chứ không phải nhìn cái tiêu đề thôi là muốn bỏ qua luôn”.

Để email công việc đạt hiệu quả cao, bạn Mỹ Quân cho biết một cách để “ghi điểm” là kèm theo câu chúc vào cuối thư. “Mình học được điều này từ giám đốc, ví dụ như “Chúc anh/chị một ngày làm việc vui vẻ” sẽ giúp người đọc mail có cảm giác thoải mái hơn và dễ có cảm tình với người gửi hơn. Ngoài chuyện phải có kiến thức về lĩnh vực ứng tuyển, các bạn trẻ nên học cách viết mail cho chuyên nghiệp và giao tiếp lễ phép với anh chị trong công ty. Những điều này tưởng nhỏ nhoi nhưng lại là điểm cộng quan trọng khi đi làm đấy!”.

Ngoài đầu tư vào kiến thức chuyên môn, ứng viên tìm việc cần tập trung viết CV và email chỉn chu, chuyên nghiệp. (Ảnh minh họa: Unsplash)

Ngoài đầu tư vào kiến thức chuyên môn, ứng viên tìm việc cần tập trung viết CV và email chỉn chu, chuyên nghiệp. (Ảnh minh họa: Unsplash)

Về cách nhắn tin trao đổi với cấp trên hoặc anh chị trong công ty, bạn Thế Hoàng cho rằng không nên trả lời là “OK”, thay vào đó nên là “Dạ vâng” để thể hiện sự lễ phép cũng như tôn trọng đối phương. “Cách trả lời “OK” chỉ nên dùng giữa các đồng nghiệp thân thiết hoặc bạn bè. Chỉ khi nào giận dỗi hoặc tỏ thái độ khó chịu thì mình mới nhắn “OK” nhưng cũng không khuyến khích áp dụng với người lớn tuổi hơn vì không lịch sự”.

Các "tấm chiếu mới" công sở nên lễ phép khi trao đổi với cấp trên hoặc đồng nghiệp lớn tuổi hơn để tránh gây mất thiện cảm. (Ảnh minh họa: Unsplash)

Các "tấm chiếu mới" công sở nên lễ phép khi trao đổi với cấp trên hoặc đồng nghiệp lớn tuổi hơn để tránh gây mất thiện cảm. (Ảnh minh họa: Unsplash)

Ngoài ra, việc nhân sự nhắc ứng viên về kỹ năng viết email, cách nói chuyện với anh chị trong công ty là có ý tốt, mong muốn “tấm chiếu mới” sẽ cải thiện và không vì những lỗi này mà đánh mất cơ hội việc làm.

“Còn được nhắc là còn cơ hội, nên làm theo vì mình thấy chị nhân sự nhắc đúng. Đôi khi nhận mail của nhiều bạn mà mình muốn sang chấn tâm lý luôn như thiếu tiêu đề, không gửi ai hết, quên không đính kèm tệp, các thể loại teencode,…Thời gian sau các bạn sẽ thấy ngày xưa bị nhắc khó chịu, chứ đi làm là mong được nhắc chứ không phải bị xử lý luôn”, bạn Huyền Tô nhắn nhủ.

Nguồn: [Link nguồn]

Sếp hay nhân viên cũng cần biết những câu nói khéo léo này chốn công sở

Dù là làm ở vị trí gì thì bạn cũng cần biết cách ăn nói khéo léo, điều này sẽ có lợi cho sự nghiệp của bạn cũng như được lòng mọi người hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Minh ([Tên nguồn])
Công sở và những áp lực Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN