Hôn nhân có tốt đẹp hay không chỉ cần nhìn vào nhà vệ sinh là hiểu?

Một gia đình có hạnh phúc hay không, khi bước vào một ngôi nhà, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được.

Hạnh phúc gia đình nên được bắt nguồn từ việc chia sẻ công việc nhà. (Ảnh minh họa)

Hạnh phúc gia đình nên được bắt nguồn từ việc chia sẻ công việc nhà. (Ảnh minh họa)

Năm 20 tuổi, không biết ở đâu tôi đọc được câu này: "Trong nhà, đặc biệt là nhà vệ sinh, nếu càng sạch sẽ thì tình cảm vợ chồng càng tốt". Vì câu nói này mà mỗi khi có dịp đến nhà người khác, tôi thường chú ý đến nhà vệ sinh của họ.

Mọi người có thể không tin câu nói này, nó cũng không hẳn là sai. Bởi, một gia đình hạnh phúc, chắc chắn nhà cửa và nhà vệ sinh sẽ rất sạch. Ngược lại, nếu gia đình đó lục đục không vui vẻ gì, họ cũng chẳng mặn mà với chuyện nhà vệ sinh phải dọn dẹp thường xuyên.

***

Một trong những người bạn học của tôi trước đây tên là Đại Khánh. Vợ của anh ấy là họ hàng xa với tôi nên chúng tôi thường liên lạc với nhau nhiều hơn.

Khi con trai Đại Khánh được 1 tuổi, anh ấy có mời tôi đến nhà ăn cơm. Lúc đó, anh ấy đang kinh doanh một cửa hàng sắt thép, vì mới thành lập nên chưa kiếm được nhiều tiền, phải vay mượn khắp nơi để cầm cự qua ngày.

Gia đình Đại Khánh thuê một căn hộ nhỏ, vừa đủ chỗ sinh hoạt cho 2 vợ chồng và một đứa trẻ. Mặc dù diện tích khiêm tốn, nhưng căn hộ được sắp xếp rất gọn gàng, có trang trí cả cây cối và hoa, nhìn vào không gian cực kỳ dễ chịu.

Tôi hỏi vợ của Đại Khánh làm thế nào mà cô ấy có thể sắp xếp mọi thứ gọn gàng như vậy, trong khi nhà thì nhỏ mà con cái thì đang tuổi nghịch phá.

Cô ấy cười rồi nói: "Đại Khánh rất thích sạch sẽ, không thể chịu được cảnh nhà bẩn thỉu, bừa bộn, nên dù mệt đến đâu cũng phải dọn dẹp rồi đi ngủ. Ngày nào anh ấy cũng bận bịu với việc mua bán hàng hóa. Tôi thấy anh ấy vất vả quá, trong khi tôi thì bận chăm con nhỏ ở nhà chưa làm ra tiền. Tôi sợ anh ấy mệt nên thà để mình tự làm còn hơn".

Sau bữa ăn, tôi có sử dụng nhà vệ sinh một chút. Tôi nhận thấy không gian căn bếp đã bị máy giặt và bồn rửa chiếm gần hết diện tích, nhà vệ sinh bị dồn vào một góc nhỏ trong cùng, chỉ có thể đi vào bằng cách xoay người sang một bên. Bất ngờ thay, nhà vệ sinh bóng sáng đến mức không có bất kỳ vết bẩn nào dù là trong hay ngoài.

Đã nhiều năm trôi qua, con trai của Đại Khánh đã học cấp 3. Cửa hàng sắt thép của họ cũng đã ăn nên làm ra. Căn hộ bây giờ được thay thế bằng một nơi mới có diện tích lên tới 200 m2. Mặc dù chúng tôi đều bận rộn nhưng thỉnh thoảng có liên lạc với nhau.

Năm ngoái, tôi có dịp gặp lại và có ghé đến nhà mới của 2 vợ chồng Đại Khánh ăn tối. Tôi muốn một lần nữa xác nhận lại câu nói trên. Nhà mới của họ thực sự rất rộng rãi, phòng khách còn có thể chơi cầu lông, nội thất cao cấp, chỗ nào cũng rất lộng lẫy.

Vợ của Đại Khánh đưa tôi đi thăm nhà, tôi để ý thấy bụi bặm ở nhiều nơi. Đặc biệt nhất là nhà vệ sinh bây giờ tuy sang trọng nhưng rác vứt lung tung, khắp nơi đều là tóc rụng, bồn cầu ố vàng lâu ngày không được cọ rửa. Tôi thắc mắc, cả 2 đều thích sạch sẽ, tại sao lại có thể cho phép nhà vệ sinh bẩn như thế được.

Trước những thắc mắc này, tôi liên hỏi: "Trước đây nhà bẩn, Đại Khánh thà không ngủ để dọn dẹp, tại sao bây giờ lại không làm?".

Vợ của Đại Khánh buột miệng: "Anh ấy đi làm suốt ngày, lúc nào cũng chỉ biết đến công việc, chẳng còn quan tâm tới gia đình nữa".

Hóa ra bao năm qua Đại Khánh kiếm được rất nhiều tiền, con người cũng dần thay đổi. Anh cũng lén ngoại tình sau lưng vợ mình và họ cãi nhau rất nhiều về điều này. Vợ muốn ly hôn nhưng Đại Khánh không muốn. Anh cho rằng, chung sống với nhau bao nhiêu năm như vậy, không thể vì một chút qua đường với người phụ nữ khác mà lại khiến hôn nhân tan vỡ được.

2 người cứ như thế, tình cảm nguội lạnh nhưng vẫn sống chung với nhau. Tuy vật chất không thiếu, nhưng tình yêu không còn nữa. Họ cũng không còn muốn quan tâm nhiều đến sự bừa bộn trong nhà, nếu bẩn quá không chịu được thì tìm người dọn dẹp thuê.

Tôi không biết nói gì nữa cho hoàn cảnh vợ chồng của Đại Khánh, tiền không thiếu mà tình thì đã hết. Hôn nhân như vậy khác gì địa ngục.

***

Tôi cũng biết một cặp vợ chồng trẻ. Gia đình cô gái và tôi là hàng xóm của nhau. Cha mẹ cô ấy bán rau củ, thỉnh thoảng vài ngày tôi sẽ đặt hàng một lần. Cô và chồng hiện tại là bạn học cấp 3, cũng là mối tình đầu của nhau. Vì quá yêu nhau mà họ quyết định kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

Thông thường, với nền tảng tình cảm như thế này, lẽ ra những ngày tháng sau hôn nhân của họ rất vui vẻ và hạnh phúc. Thế nhưng sau nửa năm chung sống, cả 2 lại xảy ra rất nhiều bất đồng và nghĩ tới chuyện ly hôn. Nguyên nhân chính là cả 2 đều là con một, không ai muốn làm việc nhà.

Mẹ của cô gái cho biết, thỉnh thoảng bà vẫn thường dọn dẹp nhà cửa cho con gái mình. Mọi thứ trong nhà vứt lung tung, tất một nơi, giày một nẻo, chén bát ăn không rửa dồn ứ ngày qua ngày. Điều kinh khủng nhất là nhà vệ sinh mốc meo, ố vàng, bẩn thỉu vì chẳng ai chịu cọ rửa. Tôi thực sự không biết 2 người này đã sống như thế nào?

May mắn thay, mẹ vợ và mẹ chồng đều biết khuyết điểm của con mình, đều khuyên nhủ 2 vợ chồng nên nhận ra tình yêu trước và sau khi kết hôn rất khác biệt. Nếu muốn thành một gia đình nhỏ, cả 2 phải biết nhường nhịn nhau, thấu hiểu, cảm thông, cùng cố gắng vun đắp.

Thực ra, 2 vợ chồng đều không muốn ly hôn, nhưng lại không biết phải xoay sở cuộc sống hôn nhân như thế nào. Sau đó, cả 2 nhận ra mình đã sai và bắt đầu thay đổi bản thân, đến nay con họ đã 2 tuổi.

Mẹ của cô gái nhiều lần nói với tôi rằng, cuộc sống vợ chồng của con gái bà bây giờ rất tốt. Cả 2 thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, sàn nhà được lau mỗi ngày, nhà vệ sinh được cọ thường xuyên, rất sạch sẽ.

Nhà vệ sinh được cho là nơi bẩn nhất trong nhà, nhưng vì tình yêu của 2 chữ ''gia đình'', 2 vợ chồng chấp nhận cọ rửa, cúi xuống lau nhiều lần. Không riêng gì nhà vệ sinh, một ngôi nhà sạch sẽ cũng nói lên được sự hy sinh của 2 vợ chồng, nếu sống với nhau mà cứ tị nạnh, không thông cảm và thấu hiểu cho nhau, rốt cuộc thì ngôi nhà đó không còn là nơi mình mong được trở về mỗi ngày nữa.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau vài năm kết hôn, chúng tôi đã thay đổi từ một cặp vợ chồng thành bạn cùng phòng

Cuộc sống sau khi kết hôn chẳng màu hồng như tôi tưởng tượng, nhìn vợ tôi bây giờ chẳng khác gì “tình đồng chí”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - Kknews ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN