Ở nhà làm online, chị em vẫn kiếm được tiền triệu nhờ bán đồ quê

Không chỉ mua hàng online mà các chị em công sở còn nghĩ ra muôn cách kiếm tiền khi ở nhà làm việc. Theo chia sẻ, ngoài chăm chỉ nếu nắm bắt được tâm lý khách hàng, nhiều người còn thu nhập 1-2 triệu.

Đặc sản quê ồ ạt ra thành phố

Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có biện pháp phòng dịch tốt, kịp thời và người dân đa số đều tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y Tế. Để hạn chế lây dịch, chị em đã chuyển sang mua hàng online, từ đây các dịch vụ bán đồ quê, chợ quê, chợ chung cư online cũng mọc lên ầm ầm.

Chị Thanh Lam, Hoài Đức, Hà Nội thông tin, từ ngày có thông tin về dịch Covid-19, tất cả các hoạt động mua sắm của gia đình chị đều được thực hiện qua máy tính, điện thoại.

“Tất cả các mặt hàng từ gạo, rau, củ, thịt cá, giày dép, quần áo, khẩu trang… trên chợ online chung cư nhà tôi đều có. Chỉ cần đặt hàng, khoảng 15 phút sau là có cả. Nói chung, chỉ sợ không có tiền còn hàng hoá thì lúc nào cũng có sẵn. Tôi thấy rất tiện lợi. Còn nói việc hạn chế tiếp xúc đông người cũng có cái hay. Khi mua hàng, mọi người đặt trước của phòng, tôi hoàn toàn có thể thanh toán qua tài khoản của họ”, chị Thanh Lam chia sẻ.

Chị Trần Ly tranh thủ đi ship hàng cho khách. 

Chị Trần Ly tranh thủ đi ship hàng cho khách. 

Còn chị Trần Ly (Vũng Tàu) cho hay: “Mình vốn là giáo viên, từ ngày có dịch mình tranh thủ bán hàng online, các mặt hàng như: Bánh canh, bánh bột lọc, thực phẩm chức năng, nước uống giải nhiệt… đều rất “được lòng” khách. Có ngày, mình gần như không được nghỉ ngơi, ăn rồi chỉ lo gói và giao hàng cho khách. Mùa dịch ai cũng muốn ở nhà đặt mua hàng nên đây cũng được coi là một “cơ hội” để mình kiếm tiền và tích luỹ kinh nghiệm”.

Cũng theo chị Trần Ly, khách hàng vốn là “thượng đế”, dù mua online cũng có người này người kia. Chị Ly chia sẻ thêm kinh nghiệm: “Người ta ồ ạt mua hàng online không có nghĩ là mình làm vội, làm ẩu mà phải làm có “tâm”. Bởi nhiều khách hàng không có việc nên vấn đề chi tiêu của họ cũng khá khắt khe, nên mình phải chọn được hàng tốt, giá cả hợp lý mới giữ được khách lâu dài. Bên cạnh đó, bán hàng online cũng cần kiên trì”.

Chợ online mọc lên như “nấm”

Chị Mơ Nguyễn (Hà Nội) là admin của một nhóm bán hàng online ở Hà Nội. Chị cho hay những ngày này thành viên trên nhóm hoạt động rôm rả, mặt hàng ngày càng phong phú, nói chung “cái gì cũng có”. “Tôi thấy không có tiền mua thôi, hàng hoá, thực phẩm, nồi niêu, chăn đệm… tất tần tật luôn sẵn hàng. Mà người ra vào mua- bán tấp nập hơn bao giờ hết”, chị Mơ cho hay.

Cũng theo chị Mơ, từ ngày dịch bùng phát mỗi ngày, chị và các thành viên trong nhóm bán hàng phải phê duyệt hàng trăm lượt truy cập, add vào nhóm mới. Dù thế, mọi người vẫn kiểm duyệt kỹ, tránh những kẻ xấu lợi dụng lừa đảo các chị em trong nhóm.

"Nói chung, người ta xin mình vào nhóm với mục đích mua, bán hàng thì không sao, nhiều kẻ lừa đảo, bán khẩu trang giả, nước rửa tay giả, lôi kéo tham gia các nhóm "kinh doanh ảo",... thì tôi phải lọc hết", chị Mơ cho hay. 

Ngoài việc bán hàng, nhiều chị em còn trở thành người vận chuyển bất đắc dĩ

Ngoài việc bán hàng, nhiều chị em còn trở thành người vận chuyển bất đắc dĩ

Cũng theo chị Mơ, từ ngày Hà Nội thêm mấy ca dịch, chị bán được 3 tạ giò me, 1 tạ bánh gai khách đặt sỉ có, lẻ cũng nhiều.

“Nhà tôi liên tục cháy hàng, tôi còn đặt thêm cả ngan quê, cá sông, hến sông La… ngày nào bán hết ngày đó. Trung bình mỗi ngày lãi 2-3 triệu đồng, nếu bán làng nhàng cũng phải được 1 triệu đồng. Phải nói rằng, chưa bao giờ tôi bán hàng online hiệu quả như lúc này. Cũng thấy vui vì giúp được bà con có thực phẩm mà không phải đi ra ngoài.

Hơn nữa, ở nhà kiếm được tiền tôi cũng đỡ lo lắng hơn. Giá cả tôi không tăng mà vẫn giữ nguyên để động viên khách hàng. Dù vậy, tôi vẫn mong dịch nhanh qua, nhịp sống lại bình thường như mọi khi. Thế mới vui”, chị Mơ bày tỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Cô chủ có bí quyết khiến quán mỳ vẫn đông nườm nượp trong mùa dịch Covid - 19

Quán mì hải sản này không quá sang trọng, thậm chí nó khá nhỏ nhưng lại có lượng khách ghé thăm khiến ai cũng ngưỡng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Anh ([Tên nguồn])
Phụ nữ và gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN