Muốn “bách phát bách trúng” khi xin việc, chớ dại nói 6 câu phổ biến này

Đôi khi, những câu trả lời thật thà nhưng thiếu khéo léo sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

JT O’Donnell, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Work It Daily.

JT O’Donnell, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Work It Daily.

(*) Bài viết là chia sẻ của JT O’Donnell, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Work It Daily - nền tảng trực tuyến giúp mọi người giải quyết những vấn đề lớn trong sự nghiệp. Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và huấn luyện nghề nghiệp.

Mỗi điều bạn nói (thậm chí chỉ là một câu) trong cuộc phỏng vấn xin việc đều có thể giúp nhà tuyển dụng định hình, liệu bạn có phải là người phù hợp với vị trí mà họ cần hay không. Đôi khi, những câu trả lời thật thà nhưng thiếu khéo léo sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Muốn nhận được vị trí ứng tuyển, sẽ tốt hơn khi bạn tránh nói ra 6 câu phổ biến dưới đây:

1. “Tôi là người tự lập, có thể làm việc không cần ai”

Không ít người đã nói câu này khi tham gia vào các buổi phỏng vấn. Họ nghĩ rằng đó là một thế mạnh mà mình có thể khiến nhà tuyển dụng ấn tượng. Thậm chí, câu nói này còn được sử dụng phổ biến quá mức.

Sự thật là trong trường hợp tốt, người tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn giải thích thêm còn tình huống xấu hơn là họ sẽ trừ điểm bạn vì câu nói vô nghĩa và quá phổ biến này.

Sẽ tốt hơn khi bạn thể hiện ý đó bằng cách nói: “Tôi là người không ngại thử những điều mới, đảm nhiệm những dự án mới đầy thử thách”.

2. “5 năm nữa, tôi hy vọng sẽ ngồi ở vị trí của anh/chị”

Đừng nghĩ rằng, người sếp tiềm năng của bạn sẽ hài lòng với câu trả lời này. Họ sẽ chỉ thấy bạn thật lười biếng và thiếu suy nghĩ. Ngay cả khi vị sếp đó đang đạt được thành công đáng kể trong sự nghiệp, họ có thể cho rằng bạn đang hình dung ra vị trí của họ nhưng ở một công ty khác. Đây là sự thiếu cam kết mà không nhà tuyển dụng nào mong muốn.

Thay vào đó, hãy vạch ra những cách tiềm năng mà bạn thấy mình có thể phát triển tại công ty. Hãy bắt đầu với vị trí bạn đang phỏng vấn và làm nổi bật một số kỹ năng chính, cần thiết cho công việc và cách bạn có thể phát triển với những kỹ năng đó. Điều này khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn không chỉ quan tâm đến thăng tiến trong sự nghiệp mà còn tận tâm giúp công ty phát triển trong dài hạn.

3. “Tôi không thích người sếp trước của mình”

Đừng bao giờ nói xấu sếp cũ, bất kể bạn đã có những trải nghiệm tồi tệ thế nào.

Khi được hỏi về lý do bạn rời bỏ công việc cũ, bạn có thể thừa nhận rằng công việc đó không phù hợp với mình. Trung thực là một điều đáng hoan nghênh song hãy cẩn thận với cách bạn diễn đạt mọi thứ.

Sẽ tốt hơn khi bạn nói rằng, bản thân đã nhận ra niềm đam mê của mình và muốn chuyển đổi con đường sự nghiệp. Bạn cũng có thể nói rằng mình đang tìm kiếm thứ gì đó thách thức hơn. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là đề cập đến ít nhất một điều mà bạn đã học được từ môi trường công việc trước đây có thể giúp ích cho bạn trong vị trí đang ứng tuyển.

Nếu bạn bị sa thải ở công ty cũ, hãy giải thích tình hình với nhà tuyển dụng và không quy trách nhiệm, đùn đẩy cho người khác. Hãy nói về những gì bạn nghĩ mình có thể làm khác đi để thay đổi kết quả. Điều này thể hiện sự tự nhận thức và khả năng phát triển từ những trải nghiệm tiêu cực của bạn.

4. “Điểm yếu lớn nhất của tôi là cầu toàn”

Không ai trong chúng ta là hoàn hảo. Câu trả lời tưởng chừng như lý tưởng này lại khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì ý nghĩa của nó chẳng khác nào bạn quá yếu để dám thừa nhận bất kỳ điểm yếu nào.

Đây là một trong những câu hỏi được các nhà tuyển dụng coi trọng nên bạn hãy chuẩn bị một câu trả lời tốt nhất có thể. Một ý tưởng hay cho bạn là hãy xin ý kiến của những người đồng nghiệp cũ, sếp cũ của bạn. Bạn có thể gửi cho họ danh sách các kỹ năng hàng đầu cần thiết cho vị trí bạn đang ứng tuyển và nhờ họ xếp hạng dựa trên những gì họ nghĩ về bạn, đâu là điểm mạnh nhất, đâu là điểm yếu nhất.

Cuối cùng, điều cần thiết là hãy thành thật về những gì bạn cần phải làm. Bạn có thể đưa ra một số ví dụ và cùng nhà tuyển dụng thảo luận về cách bạn lên kế hoạch khắc phục những điểm yếu đó.

5. “Anh/chị có thể cho tôi biết thêm về công ty?”

Có thể sẽ nhiều người không tin nhưng sự thật là ngay cả những ứng viên có năng lực nhất mà tôi từng gặp cũng đưa ra câu hỏi này theo nhiều cách khác nhau. (Đó có thể là: “Công ty anh/chị hướng đến mục tiêu gì?” hay “Công ty của anh/chị làm trong mảng nào?”…).

Nhà tuyển dụng đã dành thời gian để đọc sơ yếu lý lịch của bạn và tìm hiểu thêm về những gì bạn viết trong đó, vậy tại sao bạn lại không dành thời gian để nghiên cứu về nơi mình muốn được làm việc, đóng góp sức lực?

Bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng chia sẻ thêm về những vấn đề cụ thể như mục tiêu hàng tháng của bộ phận… Sẽ là sai lầm, thậm chí là xúc phạm đối phương, tạo ra ấn tượng ban đầu xấu khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn với quá ít thông tin về công ty.

6. “Tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì khi làm ở đây?”

Đúng vậy, sẽ là không khôn ngoan khi bạn nhận bất kỳ công việc nào mà không biết lợi ích của nhân viên làm việc ở đó. Tuy nhiên, đừng bao giờ đưa ra câu hỏi này quá sớm trong quá trình phỏng vấn vì điều này chỉ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ ý định thực sự của bạn.

Một số cuộc phỏng vấn đầu tiên nhằm xác định xem liệu bạn có nên tiếp tục ứng cử vào vị trí này không. Tốt nhất, các chủ đề liên quan đến đặc quyền và lợi ích không nên bàn quá sớm lúc này.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ CEO xinh đẹp bật mí cách xin việc “bách phát bách trúng”

Cathy Thảo Trần chia sẻ, chúng ta nên dùng từ “tìm việc” thay vì “xin việc” bởi bản chất của việc này là mỗi người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Anh (thoidaiplus.giadinh.net.vn) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN